Trà Vinh: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật tín ngưỡng, tôn giáo

14:33 | 25/04/2021

Thực hiện Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 19/5/2017, Sở Nội vụ tỉnh Trà Vinh đã ban hành Kế hoạch triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Trong 3 năm (2018-2020) triển khai Kế hoạch, Ban Tôn giáo tỉnh đã tổ chức tuyên truyền 58 cuộc với 7.023 lượt người tham dự. Trong đó, có 32 cuộc cho 2.977 chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo; 26 cuộc cho 3.046 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo, Trưởng ban nhân dân ấp, khóm và Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp, khóm trên địa bàn tỉnh.
Tôn vinh hai cá nhân xuất sắc của Việt Nam trong bảo tồn và quảng bá ngôn ngữ Pháp Tôn vinh hai cá nhân xuất sắc của Việt Nam trong bảo tồn và quảng bá ngôn ngữ Pháp
Tối ngày 19/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 51 Ngày Quốc tế Pháp ngữ 2021 (20/3/1970 - 20/3/2021). Chủ đề của Ngày Quốc tế Pháp ngữ năm nay là "Phụ nữ Pháp ngữ - phụ nữ kiên cường".
Tín ngưỡng thờ cá Ông: Nét văn hóa của cư dân vùng biển Tín ngưỡng thờ cá Ông: Nét văn hóa của cư dân vùng biển
Cư dân vùng biển Quảng Ngãi có tín ngưỡng thờ cá Ông. Và việc tìm hiểu tín ngưỡng này cũng sẽ mang đến cho du khách một trải nghiệm thú vị, nhất là khi những nơi thờ phụng bước vào mùa lễ hội.

Hoạt động tuyên truyền sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm đã làm chuyển biến đáng kể trong nhận thức của chức sắc, chức việc, nhà tu hành và cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Công tác tôn giáo từng bước đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước không ngừng được củng cố và tăng cường. Tình hình hoạt động tôn giáo ổn định, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo được tăng cường, phát huy. Đặc biệt mối quan hệ giữa chính quyền với tôn giáo tiếp tục thể hiện sự gần gũi gắn bó; các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo và nguồn lực tôn giáo được phát huy trong đới sống xã hội, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh kết quả đạt được, sau 03 năm thực hiện tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo tinh nhận thấy vẫn còn một số hạn chế .

Một là, tài liệu tuyên truyền vẫn còn đơn điệu, chưa chuyển hóa bằng tiếng dân tộc, nên tín đồ trong Phật giáo Nam tông Khmer còn gặp khó trong việc tiếp thu các nội dung của Luật.

Hai là, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã có Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi. Tuy nhiên vẫn có một số nội dung điều chỉnh của Luật phải tham chiếu với các luật khác như: Luật Đất đai, Luật Xây dựng..., nên vẫn còn khó khăn trong việc tuyên truyền, phổ biến và thực hiện Luật.

Ba là, vẫn còn một số ít chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo chấp hành chưa nghiêm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, xây dựng nhà ở “cải gia vi tự” hoạt động tôn giáo ngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp, vi phạm pháp luật về đất đai, xây dựng, tín ngưỡng, tôn giáo.

Trà Vinh: Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến luật tín ngưỡng, tôn giáo
Lễ hội tôn giáo tại chùa Ông Mẹt (Trà Vinh).

Ban Tôn giáo Trà Vinh đề xuất một số giải pháp trong thời gian tới:

Một là, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời với các đạo luật khác như Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Di sản văn hóa, Luật An ninh mạng... cho chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo. Qua đó, hướng dẫn chức sắc, chức việc, nhà tu hành quản lý các cơ sở tôn giáo, phát huy vai trò trong công tác tuyên truyền, tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung cơ bản của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đến các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình; nâng cao nhận thức về Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và nâng cao trách nhiệm triển khai, thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo trong thời gian tới.

Hai là, chuyển thể nội dung tài liệu tập huấn Luật Tín ngưỡng, tôn giáo sang tiếng Khmer để phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến Luật trong chức sắc, chức việc và tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer trên địa bàn tỉnh.

Ba là, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, sửa đổi, bổ sung chính sách pháp luật có liên quan đến tôn giáo như đất đai, văn hóa, y tế, giáo dục... bảo đảm đồng bộ với pháp luật về tôn giáo; Có chính sách hỗ trợ cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo trong việc tự tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước nói chung, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng cho tín đồ tôn giáo.

Trà Vinh có 465 cơ sở tín ngưỡng; có 373 cơ sở tôn giáo, 12 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, gồm: Phật giáo, Công giáo, Cao Đài, Tin Lành, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, Hồi giáo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương phật và Phật giáo Hòa Hảo, trong đó: Phật giáo: 258 (Phật giáo Nam tông Khmer:143, Phật giáo Bắc tông 115); Công giáo: 46 và 01 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung; Cao Đài: 47; Tin Lành: 03 và 10 điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung; Tứ Ân Hiếu Nghĩa: 01; có tổng số 4.373 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 596.325 tín đồ, chiếm 59,1% dân số toàn tỉnh.

Bảo vệ bí mật thông tin cá nhân cần có Luật quy định Bảo vệ bí mật thông tin cá nhân cần có Luật quy định
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, phát triển của internet, mạng xã hội và các ứng dụng toàn cầu đang đặt ra yêu cầu cao trong bảo vệ dữ liệu cá nhân của công dân. Thực tế này đặt ra yêu cầu hoàn thiện pháp luật để có biện pháp quản lý hiệu quả, bảo đảm quyền công dân.
Không có rào cản trong hoạt động tôn giáo ở Việt Nam Không có rào cản trong hoạt động tôn giáo ở Việt Nam
Thời gian qua, một số tổ chức và cá nhân luôn tìm cách sử dụng vấn đề tôn giáo để chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền. Luận điệu mà họ đưa ra là vu cáo Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm quyền “tự do tôn giáo” của người dân; đòi tách tôn giáo khỏi sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu chính quyền không kiểm soát, kiểm duyệt các tôn giáo, cho phép tôn giáo được tự do hoạt động.
Việt Nam đảm bảo tự do tôn giáo Việt Nam đảm bảo tự do tôn giáo
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo 90% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo 27% dân số là người có đạo. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo đã, đang và vẫn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Do đó, tôn trọng, chăm lo cho đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của

Thu Hoài t/h

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tra-vinh-day-manh-tuyen-truyen-pho-bien-luat-tin-nguong-ton-giao-137220.html

In bài viết