Nét đẹp văn hóa đọc ở Trường Sa

15:35 | 23/04/2021

Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa các phương tiện thông tin, giải trí không đa dạng như trong đất liền. Tuy nhiên, cán bộ, chiến sĩ nơi đây vẫn có đời sống tinh thần phong phú thông qua đọc sách, báo. Cuốn sách như người bạn tri kỷ của người lính đảo, tạo nên nét đẹp văn hóa đọc riêng có ở ngoài đảo xa.
Hình ảnh tàu tuần tra Trung Quốc tại đá Ba Đầu thuộc Trường Sa của Việt Nam Hình ảnh tàu tuần tra Trung Quốc tại đá Ba Đầu thuộc Trường Sa của Việt Nam
Tàu Trung Quốc đang tập trung ở đá Ken Nan thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam Tàu Trung Quốc đang tập trung ở đá Ken Nan thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại thị trấn Trường Sa Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại thị trấn Trường Sa

Trong chuyến công tác trên huyện đảo Trường Sa vừa qua, chúng tôi được chứng kiến một buổi sinh hoạt chi đoàn trên đảo Thuyền Chài A. Ngoài những nội dung triển khai công việc theo kế hoạch của chi đoàn, chúng tôi còn thấy bí thư chi đoàn giới thiệu những cuốn sách đến với đoàn viên trên đảo. Mọi người truyền tay nhau, nâng niu những cuốn sách như vừa nhận được những món quà ý nghĩa. Thiếu úy QNCN Trần Triệu Hoàng, Bí thư Chi đoàn đảo Thuyền Chài A chia sẻ: Chúng tôi thường lồng ghép trong sinh hoạt đoàn để giới thiệu cho đoàn viên những cuốn sách hay, từ đó tạo nguồn cảm hứng cho đoàn viên tìm đọc nhằm nâng cao hiểu biết về pháp luật, xã hội, khoa học kỹ thuật sau những giờ học tập, huấn luyện.

Chi đoàn đảo Thuyền Chài A giới thiệu sách

Những ngày đầu ra công tác ở đảo, khi đang còn cảm giác nhớ người thân, qua những buổi sinh hoạt đoàn và trao đổi, bình luận của cán bộ, đoàn viên về nội dung những cuốn sách hay, Binh nhất Nguyễn Văn Bi, Chiến sĩ đảo Thuyền Chài A đã tìm đến sách, dần hình thành thói quen đọc sách và thích sách từ lúc nào không biết. Chiến sĩ Nguyễn Văn Bi chia sẻ: Ngoài đảo, lúc nào rảnh là tôi lại tìm đến sách. Đọc sách có thêm nhiều kiến thức, giúp tôi hiểu hơn về quê hương, đất nước mình và vơi đi nỗi nhớ nhà.

Vẫn giữ thói quen đọc sách như ở đất liền, khi ra đảo thực hiện nhiệm vụ, Đại úy Trần Hoài Giang, Chính trị viên đảo Núi Le còn say sưa hơn với những cuốn sách thuộc nhiều thể loại khác nhau. Để có thêm nhiều vốn kiến thức phong phú trong các bài giảng chính trị, định hướng bộ đội, hay tìm hiểu kỹ hơn về công tác chăn nuôi, trồng trọt nhằm cải thiện đời sống trên đảo, Đại úy Trần Hoài Giang đã tập trung học tập, nghiên cứu nhiều kiến thức từ những cuốn sách trên đảo để có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Đại úy Trần Hoài Giang chia sẻ: Các anh thấy đấy, công tác tăng gia trên đảo đạt hiệu quả cao cũng có một phần từ việc áp dụng những kiến thức mà chúng tôi tìm hiểu được qua sách, báo, nhất là kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc gia súc, gia cầm.

Các điểm đảo trên huyện đảo Trường Sa đều được trang bị tủ sách pháp luật và các loại sách rất đa dạng. Tùy vào không gian, mỗi đảo có từ vài trăm đến hàng ngàn cuốn sách với đầy đủ các thể loại. Những tủ sách, giá sách được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp; bố trí ở những khu vực sinh hoạt tập trung, ở phòng Hồ Chí Minh hay thư viện trên đảo. Mọi người có thể dễ dàng mượn sách, đọc tại chỗ hoặc mượn để mang về đọc.

Chiến sĩ đảo Thuyền Chài đọc sách trong giờ nghỉ

Phòng đọc, thư viện ở Trường Sa không những phục vụ tốt cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo mà còn là nơi để người dân sinh sống trên đảo quan tâm tìm hiểu thêm kiến thức. Các giáo viên Trường Tiểu học xã đảo Song Tử Tây vẫn hay dành thời gian ngày nghỉ cuối tuần để tìm đọc những cuốn sách ở thư viện của đảo. Qua những cuốn sách, giáo viên bổ sung thêm kiến thức đời sống cũng như có thêm nhiều tư liệu giúp các em học sinh của trường học tập. Thầy giáo Nguyễn Hữu Phú cho biết: Mỗi khi đến thư viện của đảo, tôi cùng các em đọc được nhiều cuốn sách bổ trợ cho bài học. Thầy trò chúng tôi coi đến thư viện như buổi học ngoại khóa, vừa học, vừa giải trí.

Sách ở Trường Sa chủ yếu là nguồn trên cấp bổ sung định kỳ và quà tặng của các cơ quan, tổ chức, chính quyền các địa phương gửi tặng. Định kỳ 6 tháng một lần, Phòng Chính trị Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân sẽ luân chuyển sách ở các điểm đảo với nhau để bộ đội được đọc nhiều loại sách hơn. Những cuốn sách ở Trường Sa được bộ đội, nhân dân nâng niu, trân trọng làm phong phú thêm đời sống tinh thần, góp phần nâng cao kiến thức trong cuộc sống, lan tỏa nét đẹp văn hóa đọc ở Trường Sa.

Trung Quốc tuyên bố ngang ngược về Trường Sa của Việt Nam Trung Quốc tuyên bố ngang ngược về Trường Sa của Việt Nam
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines ngày 3.4 đã đưa ra tuyên bố ngang ngược về đá Ba Đầu trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
33 năm sự kiện Gạc Ma: Bia đá, lòng người mãi khắc ghi 33 năm sự kiện Gạc Ma: Bia đá, lòng người mãi khắc ghi
Ngày 14/3/1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền biển đảo tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhưng bia đá và lòng người mãi khắc ghi tên tuổi các anh...
Thày thuốc ở Trường Sa Thày thuốc ở Trường Sa
Giữa biển khơi quân y luôn là chỗ dựa tin cậy của cán bộ, chiến sỹ đang thực hiện nhiệm vụ ở quần đảo Trường Sa cũng như ngư dân đánh bắt ngư trường này.

Đức Thu

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/net-dep-van-hoa-doc-o-truong-sa-137049.html

In bài viết