Đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19

09:22 | 11/04/2021

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến là hướng đi phù hợp, tất yếu và rất cần sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp cũng như cơ quan chức năng.
Xoài Việt xuất khẩu sang Mỹ được giá cao Xoài Việt xuất khẩu sang Mỹ được giá cao
Hàng dệt may xuất khẩu tăng đột biến 80% so với cuối tháng 2 Hàng dệt may xuất khẩu tăng đột biến 80% so với cuối tháng 2
Xuất khẩu trực tuyến - hướng đi hiệu quả
Dệt may vẫn là ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Kinh doanh trên nền tảng trực tuyến quốc tế từ lâu đã được coi là hướng đi mới, hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp. Tận dụng thế mạnh công nghệ và các sàn thương mại điện tử toàn cầu, doanh nghiệp có cơ hội bình đẳng vươn ra thị trường quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ quy mô lớn, tiềm lực mạnh. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều rào cản cần được tháo gỡ như ngôn ngữ, trình độ công nghệ, hiểu biết pháp lý và cả sức ỳ về tư duy.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực vào cuộc, phối hợp với các tập đoàn thương mại điện tử quốc tế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đẩy mạnh ứng dụng thương mại số trong hoạt động xuất khẩu.

Mới đây, sàn thương mại điện tử Alibaba.com đã chính thức ký biên bản ghi nhớ với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam lên sàn thương mại điện tử.

Alibaba.com là kênh thương mại điện tử toàn cầu với hơn 260 triệu nhà mua hàng của 190 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc ký kết hợp tác với Alibaba.com được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tăng tốc chuyển đổi số, đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến.

Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú, từ cuối năm 2020, đơn vị đã phối hợp với Alibaba.com triển khai các chương trình đào tạo, tư vấn xuất khẩu cho hơn 1.000 doanh nghiệp. Hiện, đã có 50 doanh nghiệpđưa nông sản, thủy hải sản, đồ gỗ, thực phẩm chế biến lên sàn thương mại điện tử này.

Mục tiêu của Alibaba.com là sẽ hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đẩy mạnh chuyển đổi số trong 5 năm tới. Trong năm 2021, tập đoàn cam kết hợp tác chặt chẽ với chính quyền các địa phương của Việt Nam - Tổng Giám đốc Tập đoàn Alibaba.com Zhang Kuo cho hay.

Trước đó, cuối năm 2019, Cục Xúc tiến thương mại cũng ký biên bản ghi nhớ với sàn thương mại điện tử Amazon.com về việc hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đây là tập đoàn thương mại điện tử hàng đầu, có 175 trung tâm hoàn thiện đơn hàng trên thế giới, hỗ trợ người bán vận chuyển sản phẩm đến người mua tại 185 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể thiết lập hệ thống nhận diện và thương hiệu hàng hóa trên nền tảng thương mại điện tử này, tiến tới thiết lập chuyên trang hàng hóa Việt Nam.

Chia sẻ về vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: "Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng thành công trên các sàn thương mại điện tử quốc tế".

Xuất nhập khẩu tăng bất chấp COVID-19

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2021, tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 55,5 tỷ USD, tăng 35,9% so với tháng trước.

Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 28 tỷ USD, tăng 38,6% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 27,5 tỷ USD, tăng 33,1%. So với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước trong 3 tháng đầu năm ước tính đạt 151,35 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 76,74 tỷ USD, tăng 21,1% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 74,61 tỷ USD, tăng 25,1%.

Bác thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt Việt Nam Bác thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt Việt Nam
Sau khi nhận được hình ảnh “văn bản” của Hải quan Thâm Quyến thông báo về việc cấm nhập khẩu ớt của Việt Nam từ ngày 1/4/2021, Cục An toàn thực phẩm xuất nhập khẩu Trung Quốc khẳng định hình ảnh là giả mạo, không phải do phía Hải quan nước này ban hành.
Xuất khẩu nhiều nhóm hàng tăng mạnh, xuất siêu đạt 1,81 tỷ USD Xuất khẩu nhiều nhóm hàng tăng mạnh, xuất siêu đạt 1,81 tỷ USD
Đến hết ngày 15/3, Việt Nam đã xuất siêu 1,81 tỷ USD. Trong đó, nhiều nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng (3,22 tỷ USD, tăng 81,1%); máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện (2,44 tỷ USD, tăng 34,9%)...
Vượt Trung Quốc, Mỹ trở thành khách hàng lớn nhất của nông sản Việt Vượt Trung Quốc, Mỹ trở thành khách hàng lớn nhất của nông sản Việt
Trong 2 tháng đầu năm 2021, Mỹ đã vượt qua Trung Quốc, trở thành thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.

H.N

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/day-manh-xuat-khau-truc-tuyen-trong-boi-canh-dich-covid-19-135904.html

In bài viết