Mỹ đẩy mạnh hoạt động ở Biển Đông, thách thức Trung Quốc

21:11 | 16/03/2021

Ngày 16/3, hãng tin AP đưa tin, hoạt động của Hải quân Mỹ trong chiến dịch nhằm thách thức nỗ lực của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông năm 2020 là điều lệ chưa từng có Hoạt động quân sự của Mỹ ở Biển Đông năm 2020 là điều lệ chưa từng có
Nhiều hoạt động của Trung Quốc khiến hệ sinh thái ở Biển Đông đang nguy cấp Nhiều hoạt động của Trung Quốc khiến hệ sinh thái ở Biển Đông đang nguy cấp
Mỹ tuyên bố sẽ đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ tuyên bố sẽ đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông

Theo dữ liệu của Hải quân Mỹ, các tàu chiến đã được triển khai gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với tần suất là 10 lần vào năm 2019 và 10 lần trong năm 2020, ít nhất là tăng gấp đôi số lượng thường niên kể từ năm 2014.

Trong khi đó, các tàu hải quân Mỹ đã 13 lần đi qua Eo biển Đài Loan trong năm 2020, cao nhất trong ít nhất 14 năm qua.

Tàu khu trục USS Russell của Mỹ. Hải quân Mỹ đã tăng cường hoạt động nhằm thách thức nỗ lực của Trung Quốc trong việc hạn chế hoạt động qua lại ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. (Nguồn: Wikipedia)
Tàu khu trục USS Russell của Mỹ. Hải quân Mỹ đã tăng cường hoạt động nhằm thách thức nỗ lực của Trung Quốc trong việc hạn chế hoạt động qua lại ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. (Nguồn: Wikipedia)

Sự gia tăng hoạt động Hải quân Mỹ phản ánh quan điểm cứng rắn của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc và những nỗ lực gia tăng của Lầu Năm Góc nhằm chống lại việc Bắc Kinh mở rộng hoạt động quân sự, điều mà Mỹ tin rằng đang làm xói mòn lợi thế cạnh tranh của Washington.

Các hoạt động triển khai tàu chiến của hải quân Mỹ cũng là một trong những cách hữu hiệu giúp quân đội Mỹ có thể đối phó với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc mà không tạo ra bất kỳ xung đột thực sự nào.

Trung Quốc đã tuyên bố quyền sở hữu trái phép với hầu như toàn bộ Biển Đông và đã thực hiện các hành vi phi pháp ở vùng biển này.

Để làm suy yếu các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, tàu Mỹ đã tiến hành các hoạt động “tự do hàng hải”, đi vào vùng biển quốc tế mà Trung Quốc đang cố gắng tuyên bố là của riêng mình.

Cho đến thời điểm hiện tại trong năm 2021, đã có hai hoạt động như vậy ở Biển Đông và lần gần đây nhất vào ngày 17/2, xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Khi tàu khu trục USS Russell đi vòng quanh quần đảo Trường Sa, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã tuyên bố: “Các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và sâu rộng ở Biển Đông gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do của vùng biển này, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại và không bị cản trở, cũng như tự do về cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông”.

Theo báo cáo, nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục tập hợp các đồng minh và đối tác trong khu vực để can thiệp vào các vấn đề khu vực, cũng như cường độ hoạt động của họ trong khu vực trong một nỗ lực nhằm đạt được việc kiềm chế Trung Quốc trên biển.

Một báo cáo gần đây của tổ chức Sáng kiến Nhận diện Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) cho thấy nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục tập hợp các đồng minh và đối tác trong khu vực để can thiệp vào các vấn đề khu vực, cũng như cường độ hoạt động của họ trong khu vực trong một nỗ lực nhằm đạt được việc kiềm chế Trung Quốc trên biển.

Trung Quốc “bóng gió” đe dọa sức mạnh hạt nhân ở Biển Đông Trung Quốc “bóng gió” đe dọa sức mạnh hạt nhân ở Biển Đông
Trong các cuộc tập trận gần đây trên Biển Đông, Trung Quốc đã sử dụng tên lửa đạn đạo có thể mang đầu đạn hạt nhân và điều động oanh tạc cơ chiến lược H-6. Đây là một động thái được xem là “bóng gió” của Trung Quốc nhằm đe dọa sức mạnh hạt nhân ở Biển Đông.
Mỹ triển khai chiến lược mới nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông Mỹ triển khai chiến lược mới nhằm kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông
Chính quyền Tổng thống Biden đang tìm cách xây dựng lại các liên minh của Mỹ để đối phó Trung Quốc và ngày càng có nhiều quốc gia tham gia các hoạt động trên Biển Đông.
Tàu khu trục Mỹ đi ngang qua Trường Sa, thách thức yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc Tàu khu trục Mỹ đi ngang qua Trường Sa, thách thức yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc
Tàu khu trục USS Russell đã đi ngang các hòn đảo do Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 17-2, nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/my-day-manh-hoat-dong-o-bien-dong-thach-thuc-trung-quoc-133751.html

In bài viết