Việt Nam gia nhập 4 Công ước quan trọng của Tổ chức Lao động quốc tế

14:09 | 11/03/2021

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) vừa phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo tham vấn Chương trình Hợp tác Quốc gia Việt Nam – ILO về việc làm bền vững.
Lần đầu tiên tổ chức giải thi đấu bóng chuyền cho chị em lao động Việt Nam tại Macau Lần đầu tiên tổ chức giải thi đấu bóng chuyền cho chị em lao động Việt Nam tại Macau
Để hưởng ứng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Hiệp hội Đồng bào Hải ngoại Việt Nam tại Macau tổ chức giải thi đấu bóng chuyền cho chị em lao động Việt Nam tại Macau.
Giám khảo quốc tế người Việt Nam đầu tiên của LHP quốc tế Pune (Ấn Độ) Giám khảo quốc tế người Việt Nam đầu tiên của LHP quốc tế Pune (Ấn Độ)
Ngày 4/3/2021 trên website chính thức của LHP quốc tế Pune lần thứ 19 (Pune International Film Festival - PIFF) đã công bố danh sách các giám khảo trong số đó có đạo diễn Lương Đình Dũng.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TBXH, phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ LĐ-TBXH) cho biết, Chương trình hợp tác quốc gia Việt Nam – ILO về việc làm bền vững là khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa các đối tác ba bên tại Việt Nam và ILO nhằm hướng tới mục tiêu việc làm bền vững ở các nước thành viên và trên toàn cầu. Năm 2021 đánh dấu chặng đường 4 năm Việt Nam và ILO thực hiện Chương trình quốc gia việc làm bền vững giai đoạn 2017-2021 với sự cam kết và tham gia tích cực của các bên liên quan tại Việt Nam.

Chương trình hợp tác Quốc gia Việt Nam – ILO giai đoạn 2017-2021 với 3 ưu tiên quốc gia: Thúc đẩy việc làm bền vững và tạo môi trường thuận lợi cho các cơ hội kinh doanh bền vững; Giảm đói nghèo thông qua việc mở rộng diện bao phủ an sinh xã hội tới tất cả mọi người và giảm các hình thức việc làm không thể chấp nhận được, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương nhất; Xây dựng cơ chế quản trị thị trường lao động hiệu quả tuân thủ những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.

Tính đến thời điểm hiện tại, qua rà soát sơ bộ, việc triển khai Chương trình đã đạt được một số thành quả bước đầu đáng kể như:

Bộ luật Lao động 2019 được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2021, tạo khung pháp luật hoàn thiện hơn cho quan hệ việc làm, điều kiện lao động và chức năng đại diện của người sử dụng lao động và người lao động. Bộ Luật Lao động sửa đổi lần này cũng chú trọng hơn tới việc thực hiện thương lượng tập thể tự nguyện, một công cụ cần thiết đối với một nền kinh tế thị trường hiện đại theo hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình hội nhập toàn cầu sâu rộng.

Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 3/9/2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.

Việt Nam gia nhập 4 Công ước quan trọng của Tổ chức Lao động quốc tế
Toàn cảnh buổi hội thảo. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Bộ LĐ-TBXH

Năm 2019-2020, Việt Nam đã gia nhập 4 Công ước quan trọng của Tổ chức Lao động quốc tế, trong đó có 2 Công ước kỹ thuật quan trọng (Công ước số 88 về Tổ chức dịch vụ việc làm, Công ước số 159 về Việc làm cho người khuyết tật) và 02 Công ước cơ bản (Công ước số 98 về Áp dụng những nguyên tắc quyền tổ chức và thương lượng tập thể và Công ước số 105 về Xóa bỏ lao động cưỡng bức).

Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội được thông qua. Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội được ban hành.

Tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết và đang triển khai các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới, xuất hiện nhiều chính sách, xu hướng, thách thức mới về lao động, việc làm trên toàn cầu và trong nước, Hội thảo được tổ chức với mục đích rà soát lại các kết quả đạt được cả về nội dung và cách thức phối hợp…, lắng nghe phản hồi của các đối tác xã hội, địa phương về kết quả thực hiện, nguyên nhân, những việc cần làm để đạt được kết quả tốt hơn cho giai đoạn hợp tác tới…

Tại hội thảo, đại diện các cơ quan ba bên về lao động ở Trung ương và địa phương, các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ, các cơ quan nghiên cứu… đã thảo luận tích cực đánh giá tiến độ và hiệu quả triển khai chương trình, từ đó rút kinh nghiệm để chuẩn bị xây dựng Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và ILO trong giai đoạn 2022-2026.

Giám khảo quốc tế người Việt Nam đầu tiên của LHP quốc tế Pune (Ấn Độ) Giám khảo quốc tế người Việt Nam đầu tiên của LHP quốc tế Pune (Ấn Độ)
Ngày 4/3/2021 trên website chính thức của LHP quốc tế Pune lần thứ 19 (Pune International Film Festival - PIFF) đã công bố danh sách các giám khảo trong số đó có đạo diễn Lương Đình Dũng.
Đại sứ quán New Zealand và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ tiền mặt cho 350 lao động giúp việc Đại sứ quán New Zealand và tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam hỗ trợ tiền mặt cho 350 lao động giúp việc
Hơn 350 người lao động hiện là nhân viên giúp việc gia đình tại TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, và Hải Phòng nhận khoản hỗ trợ tiền mặt và đào tạo lên đến 830 triệu VND (tương đương khoảng 50.000 đô la New Zealand).

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-gia-nhap-4-cong-uoc-quan-trong-cua-to-chuc-lao-dong-quoc-te-133312.html

In bài viết