Bộ Ngoại giao tiếng về thông tin căn cứ tên lửa của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam

18:49 | 26/02/2021

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc sắp hoàn tất xây dựng một căn cứ tên lửa đất- đối không ở huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng tây, gần biên giới Việt Nam.
Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ di chuyển tàu chiến gần Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam Việt Nam lên tiếng về việc Mỹ di chuyển tàu chiến gần Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Chia sẻ thông tin về chính sách đối ngoại và khu vực của Việt Nam Chia sẻ thông tin về chính sách đối ngoại và khu vực của Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ quan điểm sai lệch của Tổ chức Ân xá quốc tế Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ quan điểm sai lệch của Tổ chức Ân xá quốc tế

Thông tin về căn cứ tên lửa thứ hai ở tỉnh Vân Nam được Dự án Đại sự ký Biển Đông nêu ra dựa trên ảnh vệ tinh từ Google Earth mà đối tác của dự án này phân tích. Các nhà nghiên cứu của dự án nói rằng ảnh vệ tinh cho thấy một công trình với nhiều dấu hiệu là căn cứ tên lửa đất đối không đang được xây dựng ở TP Mông Tự của tỉnh Vân Nam, cách biên giới Việt Nam dưới 70 km. Công trình được bắt đầu vào khoảng tháng 6 -7/2020 và có vẻ chưa hoàn tất.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 25/2, trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết quan điểm của Việt Nam là chính sách quốc phòng của tất cả các quốc gia cần đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Ảnh vệ tinh từ tháng 12/2020 cho thấy một công trình với nhiều dấu hiệu của một căn cứ tên lửa đất đối không ở TP Mông Tự
Ảnh vệ tinh từ tháng 12/2020 cho thấy một công trình với nhiều dấu hiệu của một căn cứ tên lửa đất đối không ở TP Mông Tự. Ảnh: Tiền Phong

Trước đó, đầu tháng này đã có thông tin Trung Quốc sắp hoàn tất xây dựng một căn cứ tên lửa đất đối không ở huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, cách biên giới Việt Nam khoảng 20km.

Theo Dự án Đại sứ ký Biển Đông, ảnh vệ tinh mà họ nhận được cho thấy một căn cứ tên lửa đất - đối - không đang được hoàn tất cách biên giới Việt Nam khoảng 20 km, cách công trình được cho là một sân bay trực thăng quân sự đang được xây dựng khoảng 40 km.

Các chuyên gia nói rằng tên lửa đất - đối - không được phát triển để bảo vệ các vị trí trên mặt đất khỏi các cuộc tấn công thù địch trên không, đặc biệt là các máy bay ném bom tầm cao bay ngoài tầm bắn của pháo phòng không thông thường.

Dữ liệu vệ tinh hệ thống hoá cho thấy căn cứ tên lửa được bắt đầu xây dựng trong khoảng thời gian từ tháng 6/2019, tới nay đã gần hoàn thành.

Bên cạnh đó, dữ liệu vệ tinh AIS cho thấy tàu hải cảnh 5304 của Trung Quốc tiến gần giàn khoan Hải Thạch ở lô 05.2 và 05.3 của Việt Nam trong nhiều ngày qua.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 25/2, trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết quan điểm của Việt Nam là chính sách quốc phòng của tất cả các quốc gia cần đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy trì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Sáng 22/2, dữ liệu vệ tinh cho thấy tàu 5304 đã di chuyển vào khu vực mỏ Hải Thạch với khoảng cách gần nhất đến giàn khai thác chỉ khoảng 1 hải lý. Khu vực hoạt động của tàu này cách Côn Đảo khoảng 135 hải lý, cách bờ biển Trà Vinh gần 170 hải lý, tức là đã tiến sâu vào vùng biển của Việt Nam. Tàu này rời cảng Tam Á, đảo Hải Nam, từ ngày 1/2 vừa qua và đã ghé qua bãi Hải Sâm, đá Su Bi và đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trước khi áp sát giàn Hải Thạch.

Bà Hằng cho biết, các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi các diễn biến trên Biển Đông và bảo vệ thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên vùng biển Việt Nam, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển 1982. “Hoạt động của các nước ở Biển Đông cần tuân thủ quy định liên quan của luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của các nước quốc gia ven biển đã được quy định tại UNCLOS 1982, đóng góp cho hoà bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, bà Hằng nói.

Đàm phán biên giới Việt Nam-Trung Quốc: Chuyện kể của người trong cuộc (Kỳ 1) Đàm phán biên giới Việt Nam-Trung Quốc: Chuyện kể của người trong cuộc (Kỳ 1)
Ghi theo lời kể của Đại sứ Nguyễn Hồng Thao, người trực tiếp làm công tác phân giới cắm mốc trên thực địa biên giới Việt Nam-Trung Quốc.
Ký kết hợp tác giáo dục giữa 4 tỉnh biên giới Việt Nam với Quảng Tây (Trung Quốc) Ký kết hợp tác giáo dục giữa 4 tỉnh biên giới Việt Nam với Quảng Tây (Trung Quốc)
Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT, lãnh đạo Sở LĐ,TB&XH 4 tỉnh biên giới Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc đã tập trung thảo luận, đánh giá công tác hợp tác, trao đổi trong thời gian qua giữa hai bên trong lĩnh vực GD&ĐT.
Kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc Kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam – Trung Quốc sẽ kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước biên giới và 10 năm triển khai các văn kiện pháp lý về biên giới đất liền.

Minh Phương (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bo-ngoai-giao-tieng-ve-thong-tin-can-cu-ten-lua-cua-trung-quoc-gan-bien-gioi-viet-nam-132178.html

In bài viết