Mùa Tết trên bản Hà Nhì

17:32 | 11/02/2021

Tết Cổ truyền của đồng bào Hà Nhì ở các xã Chung Chải, Leng Su Sìn, Sín Thầu, Sen Thượng (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên)không chỉ có mâm cao, cỗ đầy, không chỉ có những lễ tục lạ, mà ẩn sau đó là lòng biết ơn của các thế hệ con cháu đối với tổ tiên, là tình cảm ấm áp của anh em đồng bào dành cho nhau. Phong tục ăn Tết Cổ truyền cũng thể hiện ước vọng của đồng bào Hà Nhì về cuộc sống ngày một no ấm, tinh thần ngày một đủ đầy hơn.
Đón Tết trên đỉnh Phù Lồng Đón Tết trên đỉnh Phù Lồng
Khi ngô, lúa, hoa màu đã theo người về nhà, đồng bào Mông vùng cao gác lại mọi công việc thường ngày, để đón Tết Cổ truyền. Ngày Tết là dịp vui nhất trong năm, đồng bào cùng nhau tổng kết một năm đã qua, đón chào năm mới. Đây cũng là dịp để người thân trong gia đình tề tựu, là dịp để bạn bè gặp gỡ, trò chuyện tâm tình.
Hoa cảnh Tết ở Đà Nẵng vắng người mua Hoa cảnh Tết ở Đà Nẵng vắng người mua
Hoa cảnh Tết được người bán đưa về từ nhiều nơi, trưng bày nhiều trong dịp Tết. Dịch bệnh khó khăn, nên nhều người bán đã giảm giá mai rất nhiều so với mọi năm để mong sớm giải phóng hàng.
Mùa Tết trên bản Hà Nhì
Mường Nhé đang xây dựng tết người Hà Nhì trở thành điểm du lịch văn hóa cộng đồng.

Như thường lệ, năm 2020 đồng bào Hà Nhì ở các xã Chung Chải, Leng Su Sìn, Sín Thầu, Sen Thượng, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên bắt đầu ăn Tết Cổ truyền vào ngày 15/12, tức ngày 2/11 theo lịch âm. Đây là ngày con rồng, ngày được đồng bào quan niệm là ngày đại cát, đại lợi. Tết cổ truyền của đồng bào Hà Nhì năm nay được huyện Mường Nhé tổ chức như một lễ hội lớn của huyện. Điểm Tá Miếu được chọn làm nơi tổ chức, bởi nơi đây có di tích đặc biệt là miếu thờ cổ của đồng bào Hà Nhì trên biên giới. Tương truyền miếu này có từ lâu đời, là nơi thờ phụng những người có công bảo vệ đường biên, mốc giới suốt nhiều thập kỷ qua.

Cũng có người nói, đây là nơi người Hà Nhì sinh sống ở các bản giáp biên thuộc 3 nước Việt Nam, Lào, Trung Quốc thường về đây tụ họp, cầu khấn những điều tốt lành và tổ chức vui chơi. Người dân Sín Thầu ngày nay cũng theo phong tục cổ truyền thường đến đây thờ cúng, cầu thần linh phù hộ cho bản làng no ấm, yên vui, biên cương tổ quốc được vững vàng. Ông Pờ Dần Sinh người dân bản Tả Kố Khừ chia sẻ: “Theo truyền thuyết của các cụ, bà con ở đây đánh đuổi giặc, sau đó giao cho dòng họ Pờ là dòng họ lớn tụ tập ở đây để gìn giữ biên cương. Bà con Hà Nhì xưa thì không biết chữ, mới xây một cái miếu thờ để thờ cúng những tướng sĩ đã hy sinh tại biên ải này. Từ đó bà con khắp nơi tụ tập ở đây tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ và ranh giới biên cương của mỗi nước. Tá là to, miếu là miếu thờ chung, tiếng Hà Nhì là như vậy”.

Trang phục nhiều màu sắc của người phụ nữ người Hà Nhì.
Trang phục nhiều màu sắc của người phụ nữ người Hà Nhì.

Sín Thầu ngày nay trở thành điểm đến của rất nhiều du khách viếng thăm cực Tây tổ quốc. Huyện Mường Nhé có chủ trương xây dựng nơi đây thành điểm du lịch cộng đồng, mà Tết Hà Nhì và điểm tâm linh Tá Miếu sẽ là điểm nhấn. Chính vì vậy mà năm 2020 này Tết Hà Nhì lần đầu tiên được tổ chức tập trung tại bản Tá Miếu. Tại đây mô hình nhà ở - không gian sinh hoạt của đồng bào Hà Nhì được dựng lên. Các nét sinh hoạt văn hóa trong ngày Tết của đồng bào Hà Nhì cũng được trình diễn.

Qua đây, chính quyền địa phương khuyến khích đồng bào chú trọng hơn nữa việc bảo vệ, gìn giữ bản sắc văn hóa và quảng bá hình ảnh về mảnh đất, con người Sín Thầu, xây dựng nơi đây thành điểm du lịch cuốn hút của huyện Mường Nhé. Ông Nguyễn Quang Hưng, Bí thư Huyện ủy Mường Nhé khẳng định: “Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ tỉnh cũng như Đảng bộ huyện, cùng với việc tập trung phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, huyện cũng chú trọng nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào.

Lễ cúng của người Hà Nhì trong ngày tết khá đơn giản nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ cúng của người Hà Nhì trong ngày tết khá đơn giản nhưng đậm đà bản sắc dân tộc.

Cùng với đó huyện đã triển khai nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch cộng đồng. Để từng bước xây dựng nơi này thành nơi tổ chức thường xuyên là nơi giao lưu của đồng bào Hà Nhì và của các dân tộc huyện Mường Nhé. Sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục làm với các đồng bào Cống, Si La, Mông, để khai thác tiềm năng phát triển du lịch, đồng thời bảo tồn, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc”.

Để có thể đạt được mục tiêu đề ra, cần có sự nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền địa phương trong vận động nguồn lực xây dựng điểm du lịch cộng đồng đáp ứng được các yêu cầu thu hút du khách. Hy vọng tới đây các sinh hoạt văn hóa giàu bản sắc của đồng bào Hà Nhì nói riêng và đồng bào các dân tộc huyện Mường Nhé nói chung sẽ được bảo tồn và phát huy đúng cách. Qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nơi đây.

Đón Tết trực tuyến với trên 30 điểm cầu từ thủ đô Hà Nội và các tiểu bang khắp nước Mỹ Đón Tết trực tuyến với trên 30 điểm cầu từ thủ đô Hà Nội và các tiểu bang khắp nước Mỹ
Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ vừa tổ chức chương trình mừng Xuân Tân Sửu 2021 dành cho cộng đồng người Việt cùng bạn bè Mỹ và quốc tế. Đây là lần đầu tiên Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ tổ chức chương trình đón Tết trực tuyến với trên 30 điểm cầu từ thủ đô Hà Nội và các tiểu bang khắp nước Mỹ.
Đón Tết trên đỉnh Phù Lồng Đón Tết trên đỉnh Phù Lồng
Khi ngô, lúa, hoa màu đã theo người về nhà, đồng bào Mông vùng cao gác lại mọi công việc thường ngày, để đón Tết Cổ truyền. Ngày Tết là dịp vui nhất trong năm, đồng bào cùng nhau tổng kết một năm đã qua, đón chào năm mới. Đây cũng là dịp để người thân trong gia đình tề tựu, là dịp để bạn bè gặp gỡ, trò chuyện tâm tình.
Hoa cảnh Tết ở Đà Nẵng vắng người mua Hoa cảnh Tết ở Đà Nẵng vắng người mua
Hoa cảnh Tết được người bán đưa về từ nhiều nơi, trưng bày nhiều trong dịp Tết. Dịch bệnh khó khăn, nên nhều người bán đã giảm giá mai rất nhiều so với mọi năm để mong sớm giải phóng hàng.

Duy Linh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/mua-tet-tren-ban-ha-nhi-130821.html

In bài viết