Lấy ý kiến cho Nghị định 64 sửa đổi về hoạt động từ thiện, quyên góp, hỗ trợ

09:37 | 01/02/2021

Mới đây, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng (LIN) tổ chức Tọa đàm tham vấn đóng góp ý kiến cho Nghị định 64 sửa đổi về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc: Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Năm 2021, Đảng bộ Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục tham mưu UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, vừa tập trung đẩy mạnh có hiệu quả các hoạt động đối ngoại theo Kế hoạch hoạt động đối ngoại 2021 đã được phê duyệt; nhằm góp phần thực hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh Vĩnh Phúc.
Cựu binh Mỹ chụp ảnh thảm sát Mỹ Lai quyên góp 28.000 USD hỗ trợ người dân vùng lũ Quảng Trị và Quảng Ngãi Cựu binh Mỹ chụp ảnh thảm sát Mỹ Lai quyên góp 28.000 USD hỗ trợ người dân vùng lũ Quảng Trị và Quảng Ngãi
Ông Ron Harberle, người chụp những bức ảnh thảm sát Mỹ Lai khiến dư luận Mỹ phản đối chiến tranh cùng với những người bạn của mình đẫ quyên góp hơn 28.000 USD (hơn 640 triệu đồng) cho người dân vùng lũ Quảng Trị và Quảng Ngãi.

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Ngọc Lâm - Chủ tịch Viện MSD nhấn mạnh, Nghị định 64/2008 ra đời và đi vào đời sống được hơn 10 năm. Nghị định đã tạo ra khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các cấp và các quỹ xã hội, quỹ từ thiện phát huy vai trò của mình trong việc vận đông, tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh.

Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, chưa đáp ứng tình hình thực tiễn cũng như phù hợp với quy định của luật pháp hiện hành. Đặc biệt còn hạn chế trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi để phát huy vai trò của các tổ chức và cá nhân trong xã hội để họ tham gia tích cực hơn nữa, chủ động trong các hoạt động thiện nguyện. Đồng thời, vấn đề quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ có những khuôn khổ cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, đặc biệt việc hỗ trợ từ thiện nhân đạo trong tình hình mới.

Lấy ý kiến cho Nghị định 64 sửa đổi về hoạt động từ thiện, quyên góp, hỗ trợ
Quang cảnh Tọa đàm tham vấn đóng góp ý kiến cho Nghị định 64 sửa đổi về hoạt động từ thiện, quyên góp, hỗ trợ. Ảnh: MSD

Ông Nguyễn Sỹ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ bức tranh rộng lớn hơn về xu hướng và hệ sinh thái cho từ thiện phát triển tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển.

Ông Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta đang thực sự thiếu một hệ thống pháp lý thúc đẩy từ thiện. Ví dụ: Ưu đãi thuế hoặc miễn trừ cho công tác từ thiện hoặc công tác tôn vinh, ghi nhận các tấm ương làm từ thiện của các cơ quan quản lý nhà nước. Chúng ta thấy, công tác hỗ trợ từ thiện nơi dễ nơi khó, bởi đang phụ thuộc vào quan điểm, nhân cách của lãnh đạo địa phương, phụ thuộc vào cá nhân, thiếu một thể chế, một hệ quan điểm thống nhất trong việc thúc đẩy, khuyến khích làm từ thiện.

Chúng ta nên bỏ đi thủ tục cho hay không cho mà quy định hướng dẫn xem cách thức, phương pháp làm điều phối công tác từ thiện thế nào cho hiệu quả, minh bạch giải trình; như vậy, tuỳ từng trường hợp, hoàn cảnh, địa phương thì đơn vị nào có tư cách, năng lực phù hợp, bất kể tổ chức nhà nước hay tổ chức nhân dân, tổ chức xã hội đều có thể đứng ra điều phối công tác từ thiện.”.

Lấy ý kiến cho Nghị định 64 sửa đổi về hoạt động từ thiện, quyên góp, hỗ trợ
Ông Nguyễn Sỹ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ tại toạ đàm.

Phân tích cụ thể về dự thảo Nghị định 64 sửa đổi, ông Nguyễn Tiến Lập đến từ Công ty Luật Nquang và cộng sự nêu rõ: "Nghị định 64 sửa đổi ra đời lúc này là rất cần thiết. Về lâu dài hơn, trong 5 năm tới, chúng ta cần một Luật bao quát cả hoạt động thiện nguyện thường xuyên cho các nhóm yếu thế. Trong đó, bao quát cả hoạt động phi lợi nhuận khác trong mọi lĩnh vực, đảm bảo khẳng định quyền dân sự chính đáng của tổ chức, cá nhân trong mưu cầu hạnh phúc, bảo đảm đời sống, phát triển cộng đồng và giải quyết các vấn đề xã hội".

Còn theo ông Trần Quốc Hùng - Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, việc từ thiện rất dễ lây lan tâm lý và từ thiện có thể tràn lan, không hiệu quả. Việc ào ạt ủng hộ quần áo, mì tôm là ví dụ thực tiễn. Chúng ta cần hiểu quy trình từ thiện cần phải chuẩn chỉ, chuyên nghiệp để mang lại hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

Nhiều đại biểu cho rằng, Nghị định 64 sửa đổi liên quan đến việc tạo điều kiện cho cả cá nhân và tổ chức cộng đồng tham gia công tác từ thiện, đa dạng hoá nguồn lực cộng đồng, huy động được nguồn lực trong dân và cả nguồn lực từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện để sự phân phối, việc thực hiện dễ dàng, tới đúng đối tượng đích, đảm bảo tính chuyên nghiệp hiệu quả. Cần minh bạch và trách nhiệm giải trình, công tác giám sát, giải trình không chỉ tài chính mà giải trình kiểm toán xã hội, cũng như công tác ghi nhận, khen thưởng… Các ý kiến đóng góp tại Tọa đàm sẽ được Ban tổ chức tổng hợp và gửi đến Ban soạn thảo sửa đổi Nghị định 64 của Bộ Tài chính.

Lấy ý kiến cho Nghị định 64 sửa đổi về hoạt động từ thiện, quyên góp, hỗ trợ
Các đại biểu chụp ảnh kỉ niệm.

Trước đó vào tháng 10/2020, Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 8876/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như sau: Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì nghiên cứu, lấy ý kiến rộng rãi, đầy đủ các Bộ, ngành, cơ quan liên quan và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, xây dựng Nghị định nêu trên để thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ, trình Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi trách nhiệm của mình khẩn trương phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, Hội Chữ thập đỏ và các cơ quan liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động cứu trợ đúng địa chỉ, đúng đối tượng, đúng quy định pháp luật, bảo đảm minh bạch, khách quan, công bằng giữa các đối tượng hưởng cứu trợ.

Nghị định số 64/2008/NĐ-CP về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Trong đó, Điều 5 quy định các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ, gồm:

1. Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; cơ quan thông tin đại chúng của trung ương, địa phương; Ủy ban MTTQ và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương.

2. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

3. Các tổ chức, đơn vị ở trung ương được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho phép; các tổ chức, đơn vị ở địa phương được Ủy ban MTTQ cấp tỉnh, cấp huyện cho phép.

Ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ.

Cựu binh Mỹ chụp ảnh thảm sát Mỹ Lai quyên góp 28.000 USD hỗ trợ người dân vùng lũ Quảng Trị và Quảng Ngãi Cựu binh Mỹ chụp ảnh thảm sát Mỹ Lai quyên góp 28.000 USD hỗ trợ người dân vùng lũ Quảng Trị và Quảng Ngãi
Ông Ron Harberle, người chụp những bức ảnh thảm sát Mỹ Lai khiến dư luận Mỹ phản đối chiến tranh cùng với những người bạn của mình đẫ quyên góp hơn 28.000 USD (hơn 640 triệu đồng) cho người dân vùng lũ Quảng Trị và Quảng Ngãi.
Việt Nam đóng góp 5 triệu USD cho Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN Việt Nam đóng góp 5 triệu USD cho Kho dự phòng vật tư y tế ASEAN
Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Lễ công bố Đánh giá giữa kỳ triển khai các Kế hoạch Tổng thể Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch Tổng thể Kết nối ASEAN 2025, Khung phục hồi Tổng thể ASEAN và thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN.

Kim Hảo

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/lay-y-kien-cho-nghi-dinh-64-sua-doi-ve-hoat-dong-tu-thien-quyen-gop-ho-tro-130268.html

In bài viết