Tiêm vaccine của Trung Quốc, quan chức Indonesia vẫn nhiễm COVID-19?

09:05 | 23/01/2021

Một số quan chức của Indonesia vừa dương tính với virus SARS-CoV-2. Đáng chú ý, đây là những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 do Sinovac (Trung Quốc) sản xuất gần 10 ngày trước đó.
Phóng viên hỏi về mục tiêu vaccine và cách ứng xử Phóng viên hỏi về mục tiêu vaccine và cách ứng xử "khôn khéo" của Tổng thống Biden
Quan chức Mỹ chật vật vì số liệu vaccine Covid-19 mà chính quyền Trump báo cáo Quan chức Mỹ chật vật vì số liệu vaccine Covid-19 mà chính quyền Trump báo cáo "không biết lấy từ đâu"
Thị trưởng thành phố Sleman, ông Sri Purnomo tiêm vaccine COVID-19 của Sinovac (Ảnh: Antara)
Thị trưởng thành phố Sleman, ông Sri Purnomo tiêm vaccine COVID-19 của Sinovac (Ảnh: Antara)

Theo VOV, Thị trưởng thành phố Sleman, ông Sri Purnomo và Trưởng phòng Y tế thành phố Banjarmasin, ông Machli Riyadi là 2 quan chức đầu tiên của Indonesia được xác nhận mắc COVID-19 sau khi tiêm vaccine vào tuần trước. Hiện, cả 2 quan chức này đều đang được cách ly.

Bộ Y tế Indonesia cho rằng, các quan chức này đã tiêm vaccine trong thời kỳ ủ bệnh. Theo bà Siti Nadia Tarmizi, người phát ngôn về tiêm chủng vaccine COVID-19 của Bộ Y tế Indonesia, ngay từ đầu, chính phủ Indonesia đã nhấn mạnh rằng vaccine Sinovac cần được tiêm 2 mũi để đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó, mũi đầu tiên chứa virus bất hoạt, do đó đây không thể là nguyên nhân lây nhiễm COVID-19.

Trước đó, đã có 25 tình nguyện thử nghiệm vaccine COVID-19 do Sinovac sản xuất cũng đã mắc bệnh.

Nhóm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 tại Đại học Padjajaran khẳng định các tình nguyện viên này bị nhiễm bệnh từ môi trường của họ chứ không phải từ vaccine đã được tiêm trong các thử nghiệm.

Nhận định về những trường hợp trên, bà Siti Nadia Tarmizi nói rằng những phát hiện này cho thấy hiệu quả của vaccine Sinovac chỉ là 65,3%. Do vậy chính phủ Indonesia khuyến cáo người dân vẫn tiếp tục thực hiện nghiêm các giao thức y tế.

Chính phủ Indonesia đang nhắm mục tiêm chủng cho 181 triệu dân trong vòng 15 tháng tới để đạt miễn dịch cộng đồng. Giai đoạn đầu của tiêm chủng ưu tiên cho nhân viên y tế và các lực lượng tiền tuyến đã được tiến hành từ ngày 13-15/1/2021.

Trong khi đó, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang tiếp tục được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Hy Lạp ngày 22/1 cho biết đã ghi nhận 26 ca bệnh nhiễm biến thể mới này ở Kozani, Grevena và Kastoria.

Hồi giữa tuần, Cơ quan giám sát dịch bệnh của châu Âu đã cảnh báo về khả năng các biến thể của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil đã xuất hiện tại châu Âu và có thể sẽ gây ra một đợt lây nhiễm mới trên phạm vi rộng.

Không lo biến chủng SARS-CoV-2 vô hiệu hóa vaccine

GS-TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, cho rằng biến chủng chỉ đột biến trên một số đoạn gien nên không ảnh hưởng vaccine ngừa COVID-19. Với vaccine Covivac, đoạn gen khá dài trong khi đột biến chỉ trên một số điểm, không phải toàn bộ nên nhìn chung, biến chủng của SARS-CoV-2 sẽ không ảnh hưởng.

Ngay cả trên thế giới, các vaccine COVID-19 đang nghiên cứu cũng không ảnh hưởng tới kháng nguyên và tính sinh miễn dịch. Đó chính là lý do các nhà sản xuất trên thế giới vẫn dùng chủng này để sản xuất vaccine, cho thấy đáp ứng miễn dịch rất tốt.

Nikkei Asia: Kinh tế Việt Nam Nikkei Asia: Kinh tế Việt Nam "thăng hoa" nhờ khống chế thành công COVID-19
Phóng viên Lien Hoang của tờ Nikkei Asia đã có bài phản ánh khá đậm nét về một Việt Nam an toàn, kiên cường, và khát khao tiến lên phía trước.
Thêm 4 ca mắc COVID-19 mới, Việt Nam hiện có 1.544 bệnh nhân Thêm 4 ca mắc COVID-19 mới, Việt Nam hiện có 1.544 bệnh nhân
Ngày 20/1, Việt Nam ghi nhận 4 ca mắc mới COVID-19 ở Đà Nẵng, tất cả đều được cách ly ngay khi nhập cảnh. Như vậy, nước ta hiện có 1.544 bệnh nhân.
Kỹ sư Việt tại Mỹ nghiên cứu miếng dán đưa vaccine ngừa Covid-19 vào cơ thể Kỹ sư Việt tại Mỹ nghiên cứu miếng dán đưa vaccine ngừa Covid-19 vào cơ thể
Vừa sáng chế thành công loại khẩu trang sinh học có nhiều tính năng đột phá, PGS.TS Nguyễn Đức Thành và nhóm nghiên cứu đang tập trung để tạo nên những miếng dán đưa vaccine Covid-19 vào cơ thể một cách dễ dàng.

Hoàng Nam

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/tiem-vaccine-cua-trung-quoc-quan-chuc-indonesia-van-nhiem-covid-19-129517.html

In bài viết