Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình:

“Sứ giả kinh tế hữu nghị”

17:29 | 12/01/2021

Tại đất nước Cuba xa xôi, có những doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành sứ giả “kinh tế hữu nghị” của hai nước. Đó là trường hợp của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình. Doanh nghiệp này hiện phân phối 12 nhóm ngành hàng Việt Nam vào Cuba và có mặt ở 16 tỉnh, thành của đất nước này. Đây cũng là công ty Việt Nam xuất khẩu lớn nhất và lâu đời nhất vào thị trường Cuba.
Chàng rể Cuba: Nửa vòng trái đất vẫn “gần như dậu mùng tơi” Chàng rể Cuba: Nửa vòng trái đất vẫn “gần như dậu mùng tơi”
Một gia đình Việt Nam có ba thế hệ rất... Cuba Một gia đình Việt Nam có ba thế hệ rất... Cuba
Ông Đặng Đình Nam - Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình.
Ông Đặng Đình Nam - Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình.

Trao đổi với Tạp chí Thời Đại, ông Đặng Đình Nam – Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình nói:

Vào năm 1997, ông Trần Thanh Tú hiện nay là Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình và Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình (gọi tắt là “Thái Bình”) cùng bạn bè du lịch tại Cuba. Mục đích ban đầu chỉ là đi du lịch, tuy nhiên càng đi, càng khám phá về đất nước con người Cuba, ông Tú càng thấy thị trường này có những đặc điểm giống như Việt Nam thời bao cấp. Vì vậy, ông đã quyết định nhân dịp này kết hợp tìm hiểu thị trường và mở ra cơ hội kinh doanh. Đây chính là cơ duyên của Thái Bình đến với Cuba.

Chuyến khảo sát thị trường Cuba đã giúp cho vị doanh nhân hình thành nên nhiều kế hoạch “táo bạo” và quyết tâm chinh phục thị trường Cuba nhiều tiềm năng nhưng cũng rất nhiều khó khăn và thách thức. Tháng 12/1998, văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình được thành lập tại Cuba và là doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong xuất khẩu vào thị trường này với sứ mạng “Mang hàng hóa Việt ra thế giới, góp phần xây dựng thương hiệu Việt”. Ở độ tuổi xuân đẹp nhất, 22 năm, Thái Bình đã trở thành tập đoàn hàng đầu trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Cuba. Vẫn còn những khó khăn ở phía trước, tuy nhiên, trên nền tảng tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, quyết tâm của cả hệ thống, Thái Bình như con tàu vượt trùng khơi, ra biển lớn.

- 22 năm từ ngày đặt những viên gạch đầu tiên ở Cuba, đến nay Thái Bình đã đạt những thành quả nổi bật nào, thưa ông?

Thái Bình đầu tư 100% vốn cho dự án nhà máy tã lót & băng vệ sinh tại đặc khu Mariel, Cuba với quy mô điện tích khu đất 10,000m2, tổng vốn đầu tư gần 10 triệu USD, có công suất đạt 120 triệu sản phẩm tã dán/năm và 300 triệu sản phẩm băng vệ sinh/năm. Dự án đã đi vào hoạt động ổn định vào tháng 11/2019, đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu thị trường. Hiện nay trong năm 2020, Thái Bình đang tiến hành đầu tư giai đoạn 2 nhằm đa dạng hóa sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường. Dự án thứ hai của Thái Bình đầu tư ở Cuba là nhà máy bột giặt. Thái Bình liên doanh cùng công ty Nexus S.A với tỷ lệ 50/50% vốn hợp tác đầu tư. Việc hợp tác liên doanh nhà máy bột giặt này hai bên đã đàm phán nhiều năm. Đến năm 2020, dự án này mới chính thức khởi động lại và đạt được kết quả tốt đẹp giữa hai bên. Đồng thời đã khởi công xây dựng vào đầu tháng 12/2020, dự kiến đưa vào hoạt động tháng 06/2022. Tổng vốn đầu tư của dự án là 20 triệu USD trên khu đất 30.000 m² với công suất 50.000 – 70.000 tấn bột giặt/năm và 12.000 tấn chất tẩy rửa các loại/năm.

Sự tín nhiệm của người tiêu dùng Cuba đối với sản phẩm xuất xứ Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã trở thành động lực lớn nhất giúp Thái Bình từng bước chinh phục thị trường này. Đây là một trong những thế mạnh để hàng hóa của Thái Bình luôn hiện diện trên quầy kệ của hệ thống bán lẻ Cuba.

Trong năm 2018, Thái Bình đã hợp tác với TRD Caribe là công ty có hệ thống bán lẻ lớn nhất Cuba, xây dựng một cửa hàng có tên là La Sortija trưng bày giới thiệu và bán lẽ hàng hóa Việt Nam do Thái Bình cung ứng, gọi là “ngôi nhà Việt Nam” với hơn 80% hàng hóa do Thái Bình cung cấp có xuất xứ Việt Nam. Thái Bình hiện là đơn vị kết nối giao thương uy tín giữa các doanh nghiệp Việt Nam và thị trường Cuba.

Hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình tại Cuba.
Hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thái Bình tại Cuba.

- Xin ông chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn mà Thái Bình đã trải qua trong thời gian đầu tư, kinh doanh tại Cuba?

Khi đầu tư tại Cuba, Thái Bình cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn. Về thuận lợi: Vấn đề pháp lý được chính phủ hai nước quan tâm hỗ trợ về thủ tục, cấp phép nhanh chóng, đặc biệt là với cơ chế 1 cửa Mariel luôn nhiệt tình hỗ trợ nhà đầu tư trong tất cả các thủ tục cấp phép. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0% trong 10 năm đầu.

Đặc biệt, người lao động tại Cuba có trình độ cao, nhiệt tình, hiền hòa nên thuận lợi cho việc đào tạo tay nghề.

Về khó khăn: Chi phí xây dựng rất cao, gấp 2 đến 3 lần so với tại Việt Nam. Thứ hai: trang thiết bị về công cụ, dụng cụ phục vụ cho việc xây dựng và sản xuất cũng như nguyên vật liệu cho xây dựng, cho sản xuất hầu như không có, phải nhập khẩu. Thứ ba, quy mô thị trường nhỏ, dân số chỉ khoảng 11,2 triệu dân, với một mặt hàng nhưng Mariel có thể cấp phép cho 2 nhà đầu tư nên khả năng phân chia thị phần dẫn đến giảm doanh số có thể xảy ra. Thứ 4, phải đầu tư và tổ chức phương tiện vận chuyển đưa đón người lao động từ nhà đến nhà máy, khoản cách đưa đón và di chuyển khá xa từ 45 – 50 Km. Đặc biệt, khó khăn lớn nhất vẫn là chưa có cơ chế phối hợp cho vay giữa Việt Nam và Cuba nên các dự án đầu tư tại Cuba hiện nay của Thái Bình đều phải sử dụng vốn tự có.

- Thái Bình có kế hoạch gì trong thời gian tới, thưa ông?

Không chỉ dừng lại ở các dự án đã và đang thành công, trong tương lai, tập đoàn Thái Bình dự kiến đầu tư ngành dược phẩm sinh học. Thái Bình hiện đang kêu gọi hợp tác từ các tập đoàn và công ty dược phẩm của Việt Nam liên kết, hợp tác với Thái Bình trong lĩnh vực này.

Với tinh thần, nhiệt huyết của Thái Bình từ ngày đầu mang tới Cuba, với sự trọng thị, tin tưởng của đất nước Cuba anh em, chúng tôi muốn không chỉ là tập đoàn hàng đầu giữa Việt Nam và Cuba, mà từ đó mở rộng ra các nước trên thế giới, đưa hàng hóa do Thái Bình sản xuất tại Cuba xuất khẩu ra các khu vực lân cận vùng Caribe và khu vực Nam Mỹ. Đồng thời sẽ nghiên cứu thêm nhiều dự án để đầu tư tiếp tục trong tương lai và kêu gọi các nhà sản xuất của Việt Nam hợp tác với Thái Bình trong lĩnh vực đầu tư nhà máy tại Cuba.

Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Thượng tướng Lục quân Raúl Castro Ruz, Chủ tịch nước Cộng hòa Miguel Díaz-Canel Bermúdez, và Thủ tướng Manuel Marrero Cruz đến thăm nhà máy sản xuất tã lót và băng vệ sinh của Thái Bình.
Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Thượng tướng Lục quân Raúl Castro Ruz, Chủ tịch nước Cộng hòa Miguel Díaz-Canel Bermúdez, và Thủ tướng Manuel Marrero Cruz đến thăm nhà máy sản xuất tã lót và băng vệ sinh của Thái Bình.

- Để phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai, Thái Bình có mong muốn, kiến nghị gì, thưa ông?

Đối với Chính phủ Cuba, chúng tôi đề xuất không cấp phép cho 2 nhà đầu tư kinh doanh cùng một mặt hàng và chủng loại sản phẩm trong thời gian 5 năm đầu, vì với quy mô thị trường nhỏ mà quá nhiều cạnh tranh thì nhà đầu tư sẽ không mạnh dạn đầu tư.

Đặc biệt, để khơi thông dòng chảy kinh tế, Chính phủ Cuba và Việt Nam cần tổ chức đàm phán về chính sách cho vay và cơ chế, thủ tục cho vay trong các dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Cuba.

Xin cảm ơn ông!

CTCP đầu tư thương mại Thái Bình - chặng đường 22 năm phát triển bền vững CTCP đầu tư thương mại Thái Bình - chặng đường 22 năm phát triển bền vững
Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tốt ưu đãi từ Hiệp định Thương mại Việt Nam-Cuba Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tốt ưu đãi từ Hiệp định Thương mại Việt Nam-Cuba

Ngọc Lê (thực hiện)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/su-gia-kinh-te-huu-nghi-128635.html

In bài viết