Sự phù hợp giữa quyền con người của luật an ninh mạng ở Việt Nam với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền

20:24 | 30/12/2020

Giữa luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế về quyền con người cho thấy, cả hai đều có những điều khoản quy định quyền con người gồm: quyền tuyệt đối, quyền tương đối và quyền bị hạn chế. Những quyền bị hạn chế của Việt Nam được luật pháp quy định đều vì: An ninh quốc gia; Trật tự công cộng; Đạo đức và sức khỏe cộng đồng; Quyền và tự do của người khác nên phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền.
Quyền đối với dữ liệu cá nhân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Quyền đối với dữ liệu cá nhân trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
Dữ liệu là yếu tố đóng vai trò then chốt cho sự tiến bộ của thời đại ngày nay. Điều đó dựa trên sự phát triển của các công nghệ lưu trữ và các loại cảm biến mà nó cho phép thu thập một khối lượng dữ liệu lớn từ đời sống xã hội. Tuy nhiên, điều đó cũng đặt ra yêu cầu phải bảo đảm để mọi người có thể kiểm soát thông tin hay dữ liệu cá nhân của mình.
Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân trên không gian mạng Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, công dân trên không gian mạng
Đây là quyền tự do cơ bản của công dân được pháp luật quốc tế, Hiến pháp, pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo vệ. Bên cạnh đó, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, mỗi cá nhân, công dân trong khi sử dụng, thực hiện các quyền và tự do của mình thì phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, đối với quốc gia, dân tộc mà mình đang sống.

Cơ sở chính trị, pháp lý quốc tế của Luật An ninh mạng là quyền dân tộc tự quyết, quyền này được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (Việt Nam đã gia nhập năm 1982). Nhắc lại quyền dân tộc tự quyết để thấy, Luật An ninh mạng hoàn toàn tương thích với luật pháp quốc tế về quyền con người, không làm tổn hại đến lợi ích quốc gia; là cơ sở pháp lý để bảo vệ lợi ích quốc gia trong thời đại kỹ thuật số. Đó là bảo vệ không gian điện tử và tài nguyên số của Việt Nam; đồng thời, cũng là cơ sở để bảo vệ, bảo đảm quyền con người.

Luật An ninh mạng, gồm 7 chương, 43 điều. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là: 1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; 2. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước,… 3. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng… bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng,… (Điều 4).

Sự phù hợp giữa quyền con người của luật an ninh mạng ở Việt Nam với chuẩn mực quốc tế về nhân quyền
Luật An ninh mạng không “xâm phạm quyền riêng tư, quyền tự do ngôn luận và quyền sử dụng internet”. Ảnh minh họa.

Luật chỉ áp dụng các chế tài đối với việc sử dụng không gian mạng để thực hiện những hành vi sau: 1. Chống Nhà nước; 2. Xâm phạm quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đó là: (1) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc,… (3) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội,… xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; (4) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc,… (5) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội,... (6) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi (Điều 8).

Nhìn lại hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, có thể nói Luật An ninh mạng được thiết kế đồng bộ với Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật khác, như: Luật Báo chí (năm 2016); Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016) và Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng, v.v. Đối với quyền con người, Luật An ninh mạng hoàn toàn phù hợp với các Công ước quốc tế về quyền con người nói chung, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) nói riêng.

Trên thế giới hiện nay, đã có 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có: Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Ô-xtrây-lia, Đức, Pháp,…) có quy định bắt buộc các doanh nghiệp mạng phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ nước mình. Tuy nhiên, đối với dân tộc ta, việc bảo vệ, bảo đảm an ninh quốc gia trên không gian mạng luôn được đặt lên hàng đầu.

Xét về quyền con người, quyền và lợi ích cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, Luật An ninh mạng hoàn toàn không có bất cứ hạn chế, vi phạm nào đối với quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng này. Trái lại, Luật An ninh mạng là công cụ pháp lý hữu hiệu nhằm bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp để người dân và doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bị “ô nhiễm” thông tin như bảo đảm không khí, nước uống và thực phẩm sạch cho sức khỏe con người.

Việt Nam đã và đang bảo vệ quyền con người trên không gian mạng thông qua những luật nào? Việt Nam đã và đang bảo vệ quyền con người trên không gian mạng thông qua những luật nào?
Những thành quả của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người trên không gian mạng lâu nay đã được cộng đồng quốc tế công nhận và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển, hội nhập của Việt Nam trong nhiều năm qua.
Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường Internet và mạng viễn thông Bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường Internet và mạng viễn thông
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của Internet và mạng viễn thông, vấn đề bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan cũng được đặt ra một cách cấp bách. Ngày 19/6/2012, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT- BVHTTDL (Thông tư 07) quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông.

Thu Hoài

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/su-phu-hop-giua-quyen-con-nguoi-cua-luat-an-ninh-mang-o-viet-nam-voi-chuan-muc-quoc-te-ve-nhan-quyen-127546.html

In bài viết