Cảnh giác với lừa đảo từ “tín dụng đen” trên không gian mạng

13:08 | 29/12/2020

“Tín dụng đen” là vấn nạn gây nhiều hệ lụy cho xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự. Hiện nay, hình thức này đang có nhiều biến tướng tinh vi và bùng phát mạnh mẽ qua các ứng dụng điện thoại di động (App) và kèm theo đó là các chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo qua mạng, xâm phạm nghiêm trọng quyền con người trên khía cạnh kinh tế.
Nâng cao kiến thức cho cán bộ điện lực, thuỷ điện tránh các chiêu trò lừa đảo, tự bảo vệ mình trên mạng xã hội Nâng cao kiến thức cho cán bộ điện lực, thuỷ điện tránh các chiêu trò lừa đảo, tự bảo vệ mình trên mạng xã hội
Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, góp phần nâng cao năng lực quốc gia về bảo đảm an toàn thông tin; giảm thiểu các sự cố mất an toàn thông tin bắt nguồn từ nhận thức yếu kém của con người về các nguy cơ mất an toàn thông tin.
BSH tiên phong ra mắt sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng - CyberGuard BSH tiên phong ra mắt sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng - CyberGuard
Ngày 2/12/2020, tại Hà Nội, Bảo hiểm BSH chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng mang tên CyberGuard. CyberGuard là sản phẩm đầu tiên trên thị trường Việt Nam với sứ mệnh bảo vệ khách hàng cá nhân trước các rủi ro trên không gian mạng như: giao dịch giả mạo, lừa đảo bán lẻ trên kênh trực tuyến, tống tiền qua mạng, trộm cắp danh tính và phục hồi tổn thất do sự cố tấn công mạng.

Sập bẫy vì tín dụng đen trên mạng

Một trong những đường dây cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” và đòi nợ thuê vừa bị cơ quan chức năng điều tra bắt giữ là đường dây liên quan đến Công ty TNHH Cashwagon và Công ty THHH Lendtech (trụ sở tại đường Tôn Thất Tùng, P.Phạm Ngũ Lão, Q1).

Theo lời khai của bà Nguyễn Thị Thúy Hằng (người điều hành 2 công ty trên) tại cơ quan điều tra, Công ty TNHH Lendtech chuyên kinh doanh trong lĩnh vực cầm đồ, cho cá nhân vay, còn Công ty TNHH Cashwagon lại chuyên tư vấn tài chính trực tuyến.

Cụ thể, Công ty TNHH Cashwagon tiếp nhận, thẩm định hồ sơ vay qua trang web www.cashwagon.vn hoặc ứng dụng Cashwagon trên các App của ĐTDĐ và chấp thuận cho khách hàng vay với các khoản tiền từ 500 ngàn đến 10 triệu đồng với lãi suất dao động từ 22% - 44%.

Trong quá trình hoạt động, các đối tượng tạo ra các ứng dụng trên điện thoại di động hệ điều hành Android hoặc iOS để cho vay tiền mang tên “Vaytocdo”, “Moreloan”, “VD online”. Theo đó, khi khách có nhu cầu vay tiền phải cung cấp các thông tin cá nhân (như hình ảnh CMND, số tài khoản ngân hàng) trên ứng dụng và phải chịu phí dịch vụ rất cao. Với hình thức cho vay trên, dù nhìn sơ qua thấy số tiền cho vay ít ỏi nhưng thật ra các đối tượng đã cho vay với lãi suất 4,4%/ngày, tương đương với 30,8%/ tuần, 132%/tháng và 1.600%/năm.

Để phục vụ đường dây cho vay nặng lãi, các đối tượng tội phạm này đã thuê đám đàn em phụ việc quản lý sổ sách, đi thu tiền lãi góp hàng ngày. Khám xét nơi ở cũng như công ty của Tân, lực lượng điều tra tìm thấy nhiều mã tấu và thùng sơn. Theo đó, số “hàng” này dùng vào việc xử lý các con nợ chậm trả lãi hoặc không có khả năng chi trả. Cũng trong khoảng thời gian này, CAQ3 đã nhận được nhiều tin báo của người dân có liên quan đến việc cho vay nặng lãi gây rối tình hình an ninh trật tự tại khu vực

Đầu tháng 5/2020, Công an TP.HCM bất ngờ ập vào kiểm tra tiệm cầm đồ 399 Trần Văn Giàu (Q.Bình Tân), phát hiện hồ sơ cho vay nặng lãi lên đến 45%/ tháng, đồng thời thu giữ nhiều dao, kiếm, mã tấu, tuýp sắt và cả súng. Cầm đầu đường dây này là con nghiện Nguyễn Bá Mẽ (33 tuổi, quê Bắc Ninh) cùng đám đàn em. Cách đó không lâu, lực lượng công an cũng đã triệt phá đường dây cho vay nhanh qua App (ứng dụng) với hơn 60.000 người vay, tổng số tiền lên đến 100 tỷ đồng và phải chịu lãi suất “cắt cổ” do người Trung Quốc cầm đầu thông qua Công ty Vinfin và Beta.

Cảnh giác với lừa đảo từ “tín dụng đen” trên không gian mạng
Các nghi phạm trong đường dây vay app bị bắt được công an TP.HCM triệt phá - Ảnh: Công an cung cấp

Nâng cao cảnh giác

Thời gian qua, các đơn vị truyền thông báo đài liên tục đăng tải thông tin cảnh báo về các chiêu trò lừa đảo qua mạng như: Facebook, Zalo, Tagged.com, Whatsapp, Skype... để qua đó làm quen, kết bạn, hứa kết hôn, bảo lãnh đi nước ngoài, hợp tác làm ăn hoặc ngỏ ý gửi tặng quà có giá trị lớn rồi đóng giả là nhân viên giao nhận hàng, hải quan, thuế vụ... rồi giở trò bắt đóng tiền phạt. Sau đó, chúng cung cấp cho nạn nhân số tài khoản ngân hàng để chuyển khoản với mục đích cuối cùng là rút ra để chiếm đoạt.

Hoặc có chiêu thức lừa đảo khác cũng khá phổ biến đó là là gửi các đường link lạ, các ứng dụng như kiểu trò chơi quay số trúng thưởng, ứng dụng thi trắc nghiệm... đến email, tin nhắn mạng xã hội, hay tin nhắn trong các ứng dụng chat trên thiết bị di động của người sử dụng.

Nếu nhấn vào các đường link này thì các thông tin của người sử dụng lưu trên điện thoại có thể bị sao chép trong vòng vài giây. Từ đó, chúng sẽ giở những chiêu trò lừa đảo. Ngoài ra, những người tham gia bán hàng trên mạng cũng cần đề phòng các nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân, số ĐTDĐ, số tài khoản ngân hàng khi tội phạm mạng nhắn tin hoặc gọi điện đến người bán hàng, thông báo mình sẽ chuyển tiền mua hàng đến tài khoản của người bán rồi lợi dụng lấy mật khẩu OTP. Từ đây, chúng sẽ rút hết tiền từ tài khoản của người bán.

Do vậy, đối với chiêu thức lừa đảo này, cơ quan công an cũng như các ngân hàng cảnh báo khách hàng không cung cấp mã số OTP cho bất kỳ ai, trong bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng các ứng dụng của Ngân hàng hoặc các dịch vụ Internet Banking, người sử dụng nên cài đặt mã PIN, hạn chế quyền truy cập vào thẻ SIM điện thoại của mình nhằm phòng tránh việc bị đánh cắp thông tin trong điện thoại.

Nhằm tiếp tục đảm bảo ANTT trên địa bàn, hiện CATP.HCM vẫn đang mở các đợt kiểm tra, qua đó phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản từ cho vay nợ tiền bạc liên quan đến “tín dụng đen” cũng như các vụ án lừa đảo qua mạng.

Song song đó, Công an TPHCM cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không vay tiền theo thông tin quảng cáo của các đối tượng, tổ chức không rõ danh tính, địa chỉ... cần tỉnh táo lựa chọn các hình thức cho vay tiền online, tránh mắc phải các cạm bẫy của loại hình tín dụng đen; đồng thời cần thiết tuyên truyền rộng rãi đến người thân và người xung quanh về thủ đoạn biến tướng của “tín dụng đen” cũng như những chiêu thức lừa đảo qua mạng để biết và phòng tránh.

Tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, tranh luận về vấn đề tín dụng đen được thực hiện qua app, đại biểu Nguyễn Sĩ Cương – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận cho biết: Ngân hàng Nhà nước vừa phối hợp với Bộ Công an tổ chức đối thoại với người dân xung quanh chuyện đấu tranh với xã hội đen và việc thực hiện dễ dàng để cho vay. Đây là hội nghị lần đầu được tổ chức cũng có tác dụng rất tốt. Ngành Công an cũng đã rất quyết liệt đấu tranh đối với loại tội phạm cho vay tiền qua app, cho nên cũng giảm đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn đó những vấn đề nếu như không có giải pháp thì tín dụng đen vẫn hiện hữu như một tất yếu khách quan.

Theo đại biểu Nguyễn Sĩ Cương, nội dung cho vay, thực ra các ngân hàng cũng tạo điều kiện rất dễ nhưng vấn đề cho vay để làm gì, có hợp lý không, có căn cứ để trả nợ không. Còn đối với tín dụng đen thì kể cả vay để đi đánh bạc người ta cũng sẵn sàng cho vay, mà ngân hàng thì không thể giải quyết được việc đó.

Về thời hạn giải quyết, ở bên các ngân hàng yêu cầu người vay phải làm thủ tục, lập hồ sơ vay tiền có lý lịch, mục đích rõ ràng. Tuy nhiên, đối với xã hội đen thì không cần bất cứ một thủ tục gì, mà trong vòng mấy phút đồng hồ có thể có tiền ngay. Để chấm dứt tình trạng cho vay nặng lãi, cho vay nóng không có mục đích rõ ràng, không cần hồ sơ lý lịch, theo đại biểu Nguyễn Sĩ Cương, Quốc hội cần phải đưa ra những biện pháp quyết liệt để ngăn chặn, giải quyết.

Tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng Tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng
Vì mục tiêu an toàn, bảo vệ trẻ em, Cục An toàn thông tin (ATTT) - Bộ TT&TT, trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, Tổ chức phi chính phủ hoạt động trên không gian mạng (CyberKid) Việt Nam vừa phối hợp tổ chức Hội nghị đào tạo tập huấn kỹ năng bảo vệ an toàn cho trẻ em trên không gian mạng.
Ra mắt sản phẩm bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng Ra mắt sản phẩm bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng
Tổng công ty Bảo hiểm BSH vừa tung ra sản phẩm bảo hiểm các rủi ro trên không gian mạng mang tên CyberGuard.

Lan Bích

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/canh-giac-voi-lua-dao-tu-tin-dung-den-tren-khong-gian-mang-127371.html

In bài viết