22 học viên khiếm thị được đào tạo kinh nghiệm kinh doanh trên mạng

08:01 | 30/12/2020

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Hội người mù Hà Nội đã tổ chức Chương trình đào tạo kinh nghiệm kinh doanh trực tuyến trên nền tảng công nghệ số. Chương trình diễn ra trong vòng 4 tháng cho 22 học viên là người khiếm thị.
Video: Cô gái cầm ô che cho người khuyết tật bò dưới mưa khiến nhiều người xúc động Video: Cô gái cầm ô che cho người khuyết tật bò dưới mưa khiến nhiều người xúc động
Đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái che ô cho một người khuyết tật trên phố dưới thời tiết mưa gió khiến nhiều người xúc động.
Tổ chức Đông Tây hội ngộ hỗ trợ phụ nữ nghèo, khuyết tật tiếp cận nhà vệ sinh và nước sạch Tổ chức Đông Tây hội ngộ hỗ trợ phụ nữ nghèo, khuyết tật tiếp cận nhà vệ sinh và nước sạch
Mới đây, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ cùng các đối tác Trung ương và địa phương tổ chức Hội thảo tham vấn giải pháp và vận động nguồn lực hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, thực hiện 3 sạch, góp phần xây dựng nông thôn mới.

30% người khuyết tật bị mất việc làm vì COVID-19

Việt Nam hiện có hơn 6,2 triệu người khuyết tật. Đây là một trong những nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19.

Theo kết quả khảo sát của UNDP về ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 lên người khuyết tật thì trong số những người khảo sát được hỏi có đến 30% bị mất việc làm; 49% bị giảm giờ làm; 59% bị giảm lương; 69% cảm thấy quan ngại về mức thu nhập và điều kiện an ninh tài chính của bản thân; 71% đang phải làm những công việc mùa vụ không chính thức, như vậy sẽ khó chứng minh được thu nhập để được nhận hỗ trợ từ chính phủ và có đến 72% số người được khảo sát cho biết mức thu nhập của mình dưới 1 triệu đồng.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Trung Hiếu – Giám đốc Trung tâm dạy nghề của Hội người mù Thành phố Hà Nội cho biết, Covid-19 đã có tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế, đến mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Trong đó, những người khiếm thị, người khuyết tật gặp khó khăn hơn gấp 10 lần những người bình thường khác.

Cũng trong đại dịch COVID-19 nhiều cơ sở kinh doanh đã phải đóng cửa và không thể khôi phục trở lại. Nhiều người rơi vào tình trạng mất việc làm. Bên cạnh đó, Công nghệ 4.0 ngày càng phát triển thì người khiếm thị khó khăn lại chồng chất khó khăn. Khả năng tiếp cận công nghệ của những người khiếm thị là rất ít, cơ hội tiếp cận chưa được đầu tư đào tạo và quan trọng hơn cả là sau khi tiếp cận và được đào tạo xong thì họ sẽ làm ở đâu, làm ở lĩnh vực nào?

Bên cạnh đó, ông Hiếu cũng chia sẻ, mới đây UNDP kết hợp với Chính phủ Nhật Bản đã có chương trình dạy kỹ năng bán hàng online cho người khuyết tật. Điều này khiến người khiếm thị tiếp cận với không gian mở của internet và có cơ hội để bắt đầu những thách thức mới và cơ hội mới.

Ông cũng hy vọng sau khóa đào tạo này nhiều người khiếm thị sẽ tham gia tốt hơn vào lĩnh vực không gian mạng để cùng chung sống hòa bình với COVID-19. “Chúng tôi đã sẵn sàng tham gia vào quá trình cung ứng cho các nhà sản xuất, các doanh nghiệp. Tôi rất hy vọng các nhà sản xuất, các doanh nghiệp có thể sẵn sàng hợp tác cùng chúng tôi”, ông chia sẻ.

22 học viên khiếm thị được đào tạo kinh nghiệm kinh doanh trên mạng
Nhiều người khuyết tật đã tham dự Hội thảo. Ảnh: UNDP

Giúp người khuyết tật tiếp cận 4.0

Tại Hội thảo, Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin Wiesen, đã nêu bật ba cách tiếp cận để thúc đẩy thực hiện Chương trình nghị sự 2030 dành cho người khuyết tật, bao gồm: Thực hiện phương pháp tiếp cận có sự tham gia của nhiều bên liên quan; nhìn nhận người khuyết tật như những chuyên gia hiểu rõ nhất về nhu cầu của mình và là tác nhân hàng đầu tạo ra thay đổi; và thực hiện các điều chỉnh thích hợp để tạo điều kiện cho người khuyết tật có thể sử dụng các ưu thế của việc làm tại nhà hoặc trực tuyến.

Bà Caitlin Wiesen cho biết: “UNDP cam kết sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ, các đối tác phát triển và các tổ chức xã hội dân sự để tăng cường hỗ trợ người khuyết tật ở Việt Nam; giúp giải quyết những thách thức đa chiều mà họ phải đối mặt, bao gồm vượt qua khoảng cách kỹ thuật số ngày càng tăng trong bối cảnh COVID-19. Bà cũng chia sẻ: “Khi chúng tôi nỗ lực để xây dựng hướng đi tốt hơn với kim chỉ nam là các mục tiêu phát triển bền vững (SDG), các nội dung về người khuyết tật như đảm bảo hòa nhập, tính đại diện, bảo vệ quyền của người khuyết tật luôn là trọng tâm của những nỗ lực đó”.

22 học viên khiếm thị được đào tạo kinh nghiệm kinh doanh trên mạng
Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam Caitlin Wiesen tại Hội thảo. Ảnh: UNDP

Bà Đào Thu Hương, cán bộ Quyền của người khuyết tật Việt Nam (UNDP) cho rằng, trong đợt dịch COVID-19, xu hướng chung là kinh doanh điện tử. Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam tăng dần đều ở những năm 2015 đến nay và đặc biệt bùng nổ vào năm 2019 khi thu về 2,7 tỷ USD, 35,4 triệu người sử dụng, 59,2 triệu người sử dụng mạng. Dự báo số người sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm sẽ tăng từ 35 đến 40 triệu người vào năm 2021.

Bà Hương cho rằng, đây là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư bán lẻ, kinh doanh nhỏ chuyển hướng đầu tư sang mở shop trên các sàn thương mại điện tử.

“Các mặt hàng được kinh doanh mạnh trên nền tảng số gồm hàng điện tử, thời trang, đồ chơi, thực phẩm và những đồ chăm sóc cá nhân. Người dùng đang chuyển từ giao dịch trên máy bàn sang điện thoại thông minh. Trong thời kỳ giãn cách xã hội, doanh thu của bán lẻ vẫn tăng mạnh”, bà Hương cho biết.

Theo đánh giá của bà Đào Thu Hương, thương mại điện tử là cơ hội tốt cho những người khuyết tật khi có thể tiết kiệm chi phí đi lại, tránh được những rào cản về giao thông, có giờ làm việc linh hoạt, đồng thời họ vẫn có thể nhận được sự giúp đỡ từ xung quanh nếu cần. Đặc biệt, hình thức làm việc online có thể giảm sự kỳ thị và phân biệt với người khuyết tật, bảo vệ họ khỏi những tổn thương tâm lý.

Với sự tại tài trợ của Chính phủ Nhật Bản, UNDP và các đối tác liên quan đã và đang tổ chức nhiều hội thảo và đào tạo việc làm kỹ thuật số dành cho người khuyết tật thuộc nhiều dạng khuyết tật khác nhau góp phần giúp họ hòa nhập vào nền kinh tế năng động của Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Tại hội thảo cũng công bố Chương trình đào tạo kinh doanh trực tuyến trên nền tảng công nghệ số trong vòng 4 tháng cho 22 học viên là người khiếm thị.

Tại hội thảo cũng đã diễn ra những bài tham luận của các tổ chức nhằm chia sẻ, tham vấn các đối tác quan trọng liên quan đến thúc đẩy cơ hội việc làm và kinh doanh, khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ số cho người khuyết tật.

100% người khuyết tật có nhu cầu, điều kiện được vay vốn ưu đãi 100% người khuyết tật có nhu cầu, điều kiện được vay vốn ưu đãi
Đây là một trong những mục tiêu nổi bật trong Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt.
Đề xuất lồng ghép quyền của người khuyết tật trong chính sách chống biến đổi khí hậu Đề xuất lồng ghép quyền của người khuyết tật trong chính sách chống biến đổi khí hậu
Mới đây, tại Geneva, Hội đồng nhân quyền khóa 44 đã tổ chức Phiên thảo luận chuyên đề về quyền của người khuyết tật trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/22-hoc-vien-khiem-thi-duoc-dao-tao-kinh-nghiem-kinh-doanh-tren-mang-127240.html

In bài viết