Chương trình chuyển đối số của TP.HCM giải quyết tốt các nhu cầu thiết yếu của người dân

08:15 | 29/12/2020

Chương trình chuyển đối số của TP.HCM đã và đang đi vào phục vụ đời sống hàng ngày, giải quyết tốt các nhu cầu thiết yếu của người dân, nhắm tới mục tiêu xây dựng TP.HCM đô thị thông minh trong năm 2030.
Đã có chương trình bán smart phone giá 600.000 đồng/chiếc nhằm hỗ trợ chuyển đổi số Đã có chương trình bán smart phone giá 600.000 đồng/chiếc nhằm hỗ trợ chuyển đổi số
Tại phiên chất vấn các thành viên Chính phủ sáng 9/11, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định nhà mạng và nhà sản xuất điện thoại trong nước đã hợp tác, chào bán smart phone giá 600.000-700.000 đồng/chiếc nhằm hỗ trợ chuyển đổi số.
Hành trình bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của các tầng lớp nhân dân Hành trình bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của các tầng lớp nhân dân
Không phải là một phong trào lúc đẩy mạnh, lúc lại thoái lui, Việt Nam ngay từ khởi thủy đã đặt vấn đề quyền con người lên hàng đầu. Đảng, Nhà nước ta luôn bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

TP.HCM quyết liệt trong chuyển đổi số phục vụ người dân

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 749 phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (tháng 6/2020) thì đến tháng 7/2020, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định 2393 phê duyệt chương trình chuyển đổi số của TP. Dự kiến, đến năm 2030 TP.HCM đặt ra tầm nhìn, mục tiêu chuyển đổi số trở thành ĐTTM với sự đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động của bộ máy chính quyền số, của các doanh nghiệp (DN) số và sự thịnh vượng, văn minh của một xã hội số.

Mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 50% trở lên; tối thiểu 90% người dân và DN hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Thông tin của người dân, DN được số hóa và lưu trữ tại Trung tâm dữ liệu TP. Kinh tế số chiếm 25% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Tỷ lệ người dân và DN có tài khoản thanh toán điện tử trên 60%. Hạ tầng băng thông rộng phủ trên 95% hộ gia đình. Phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh.

Mục tiêu cơ bản đến 2030, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động. Hình thành đầy đủ nền tảng dữ liệu của ĐTTM phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Kinh tế số chiếm 40% GRDP, năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 9%. Tỷ lệ người dân và DN có tài khoản thanh toán điện tử trên 85%.

Để thực hiện mục tiêu trên, TP triển khai các nhiệm vụ và giải pháp chuyển đổi số của TP. Theo đó, đổi mới tư duy và thống nhất nhận thức về chuyển đổi số (cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doh nghiệp TP). Phát triển hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông - công nghệ thông tin, hạ tầng Internet vạn vật, hạ tầng dữ liệu). Phát triển nền tảng số (bao gồm các nền tảng như nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, nền tảng Internet vạn vật, nền tảng trí tuệ nhân tạo, nền tảng kết nối dịch vụ số hóa, nền tảng chuỗi khối (blockchain), nền tảng định danh điện tử. Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Cụ thể, về nhiệm vụ và giải pháp xây dựng chính quyền số gồm: Nhóm nhiệm vụ nhằm phục vụ người dân và DN. Nhóm nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của TP.HCM LGSP). Triển khai Kho dữ liệu dùng chung. Phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở của TP. Thực hiện số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của chính quyền.

Về nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế số gồm: Nhóm nhiệm vụ chung cho các DN (bao gồm phổ biến kiến thức về chuyển đổi số, hỗ trợ phát triển thương mại điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số tại các DN). Sứ mệnh của các doanh nghiệp CNTT-TT trong quá trình chuyển đổi số của TP. Thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Triển khai chính quyền số phục vụ phát triển kinh tế số.

Đồng thời, chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực như: Chuyển đổi số trong y tế, chuyển đổi số trong giáo dục, chuyển đổi số trong giao thông vận tải, chuyển đổi số trong tài chính - ngân hàng, chuyển đổi số trong du lịch, chuyển đổi số trong nông nghiệp, chuyển đổi số trong logistics, chuyển đổi số trong môi trường, chuyển đổi số trong năng lượng, chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực.

Chương trình chuyển đối số của TP.HCM giải quyết tốt các nhu cầu thiết yếu của người dân
Người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến tại UBND phường Phước Long B, quận 9, TP.HCM. Ảnh: Hoàng Tuyết

Thúc đẩy chuyển đổi số lấy con người làm trung tâm

Nhằm triển khai hiệu quả Chương trình chuyển đổi số, TP.HCM đã đề ra nhiều nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện. Theo đó, thời gian gần đây tại TP đã diễn ra nhiều chương trình, sự kiện thể hiện quyết tâm của TP trong thực hiện chương trình Chuyển đổi số, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững, dựa trên hoạt động khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cùng với việc tổ chức công bố Chương trình Chuyển đổi số và nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của TP.HCM đang tiến hành xây dựng kế hoạch số hóa và sử dụng dữ liệu hiệu quả trong hoạt động của chính quyền. Các hồ sơ điện tử về dịch vụ công được quản lý bằng các hệ thống quản lý hồ sơ. Các loại văn bản hành chính cần được hỗ trợ khai thác, sử dụng bởi các hệ thống khai phá văn bản.

Trên cơ sở đó, xây dựng hệ thống thu thập và tổ chức lưu trữ các báo cáo của thành phố cùng đơn vị trực thuộc; xây dựng hệ thống tự động phân tích văn bản báo cáo và đưa ra các nhận định, thống kê phục vụ sự chỉ đạo, điều hành nhanh chóng, kịp thời. Tiếp tục hoàn thiện nền tảng xử lý dữ liệu giúp hoàn thiện hơn quy trình tích hợp, xử lý dữ liệu hiện có, hướng đến xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và Hệ sinh thái dữ liệu mở của thành phố. Đây có thể là những bước đi đầu tiên quan trọng và sáng tạo trong chiến lược chuyển đổi số của TP.HCM.

Vừa qua UBND TP cũng hợp tác cùng Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội – Viettel triển khai và ra mắt Không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số TP.HCM.

Đón đầu xu thế chuyển đổi số trong ngành giáo dục, Sở GD&ĐT TP.HCM là một trong những đơn vị xây dựng thành công mô hình dữ liệu tập trung, có sự kết nối chặt chẽ giữa các bậc học và giữa nhà trường và phụ huynh học sinh.

Cùng với đó, Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) đã công bố chương trình chuyển đổi số nhằm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ trên địa bàn TP tiếp cận với các gói giải pháp chuyển đổi số phù hợp.

Sở GD&ĐT TP.HCM đã chủ trì xây dựng và được UBND thành phố phê duyệt xây dựng và vận hành thí điểm Trung tâm điều hành giáo dục thông minh - IOC (Intelligent Operation Center) nhằm xây dựng một trung tâm kết nối, tích hợp các giải pháp và ứng dụng chuyển đổi số trong ngành giáo dục như: Hệ thống Cơ sở dữ liệu tập trung của ngành giáo dục thành phố; các hệ thống học và thi trực tuyến; học liệu điện tử; hội nghị truyền hình trực tuyến...; đặc biệt là Hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp thống nhất trong nội bộ ngành GD&ĐT thành phố từ Sở GD&ĐT đến Phòng GD&ĐT các quận huyện và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Trên cơ sở xây dựng Trung tâm điều hành giáo dục thông minh đặt tại Sở GD&ĐT, bắt đầu từ năm học 2019 - 2020, Sở GD&ĐT TP.HCM đã triển khai nhiều ứng dụng trực tuyến trên môi trường internet và một trong những ứng dụng đã được triển khai chính thức là Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp trên các thiết bị di động – eNetViet, đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáo dục trên toàn thành phố.

Theo bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, hiện nay toàn bộ thủ tục hành chính của thành phố đã mức độ 2 và đang triển khai mạnh mẽ sang mức độ 3, mức độ 4.

Hiện số lượng dịch vụ công trực tuyến mà thành phố cung cấp cho người dân và doanh nghiệp có xu hướng tăng, trong đó đáng chú ý là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đã chiếm 40 % tổng số dịch vụ công được cung cấp. Cụ thể, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp tham gia sử dụng dịch vụ công trực tuyến tăng mạnh, từ 4% năm 2016 lên 32% vào năm 2017, 40% trong năm 2018 và tăng lên 56% trong năm 2019. Tính đến nay, tổng số hồ sơ Thủ tục hành chính tiếp nhận là 3.135.800 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến cấp độ 2, 3, 4 tập trung vào lĩnh vực lao động, kinh doanh và dịch vụ”, bà Võ Thị Trung Trinh cho biết thêm.

TP.HCM là địa phương đầu tiên công bố đề án xây dựng đô thị thông minh, đồng thời cũng là địa phương đầu tiên công bố đề án chuyển đổi số. Theo Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho điều này phản ánh nỗ lực, khao khát của TP là chọn con đường phát triển bằng phát huy trí tuệ của mình, phát huy sức mạnh của công nghệ thông tin, truyền thông, của trí tuệ nhân tạo. Với những định hướng phát triển một cách vững chắc theo hướng kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ - đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sẽ là nền tảng để TP giữ vững vai trò là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Khai mạc diễn đàn 'Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020' Khai mạc diễn đàn 'Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020'
Sáng nay 28/7, diễn đàn "Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hoá 2020" do Bộ Công thương, VCCI và VECOM đồng tổ chức đã diễn ra với sự tham dự của khoảng 500 doanh nghiệp.
Động lực giúp EVN chuyển đổi số mạnh mẽ Động lực giúp EVN chuyển đổi số mạnh mẽ
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ra Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã cụ thể hóa Nghị quyết này bằng những chương trình hành động thiết thực, với những mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế.

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/chuong-trinh-chuyen-doi-so-cua-tphcm-giai-quyet-tot-cac-nhu-cau-thiet-yeu-cua-nguoi-dan-127218.html

In bài viết