Vé Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông giá bao nhiêu, mua ở đâu?

17:06 | 20/12/2020

Từ ngày 12/12, tàu Cát Linh - Hà Đông đã vận hành chạy thử nghiệm toàn hệ thống trong 20 ngày và nếu được cấp chứng chỉ, dự kiến sẽ khai thác thương mại vào quý I năm 2021. HĐND thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án giá vé để áp dụng khi được phép khai thác thương mại.
Các đoàn tàu của đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật Các đoàn tàu của đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị vận hành thử từ 12/12 tới Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị vận hành thử từ 12/12 tới
Vé Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ được khai thác thương mại vào đầu năm 2021

Từ ngày 12/12, tàu Cát Linh - Hà Đông đã tiến hành vận hành chạy thử mỗi ngày với 287 lượt tàu chạy, giờ cao điểm từ 5 - 6 phút/ lượt. Mỗi chuyến tàu Cát Linh - Hà Đông vận hành sẽ có chuyên gia của Tổng thầu, đơn vị nghiệm thu cùng đi để ghi nhận, đánh giá.

Riêng Công ty TNHH MTV đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cũng đã huy động toàn bộ cán bộ, công nhân viên, khoảng 700 người lên tuyến làm việc, một số bộ phận kỹ thuật, an toàn, bảo vệ sẽ làm việc 3 ca, đảm bảo ứng trực 24/24 giờ.

Sau thời gian vận hành thử, nếu đạt các yêu cầu kỹ thuật, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được nghiệm thu và bàn giao cho thành phố Hà Nội, sau đó chuyển giao cho Hà Nội Metro quản lý, vận hành, khai thác.

Dự kiến sau khi đưa vào khai thác thương mại, mỗi ngày có 9 - 10 đoàn tàu chạy phục vụ hành khách. Bình quân 3 phút/ lượt tàu dừng đón/ trả khách tại các ga. Khách sau khi mua vé/ quẹt thẻ vào nhà ga sẽ di chuyển lên tầng 2 chờ đi tàu.

Hơn 600 nhân sự của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) cũng được bố trí dọc tuyến vận hành theo quy trình biểu đồ chạy tàu và được chia làm 3 ca/ ngày.

Mỗi ca sẽ có khoảng 200 người phục vụ vận hành toàn tuyến, trong đó tại 12 nhà ga sẽ bố trí 60 người phục vụ công tác vận hành nhà ga, hơn 100 người phục vụ tại khu ga Depot, số còn lại thay nhau kiểm tra thiết bị, an ninh, an toàn…

Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) Nguyễn Văn Ngọc cho biết, để sẵn sàng tiếp nhận và đưa vào vận hành phục vụ nhân dân, ngày 19-10-2020, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã ký Quyết định số 25/2020/QĐ-UBND ban hành quy định về quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Các cơ quan liên quan của thành phố tùy theo chức năng của mình đã khẩn trương triển khai các nhiệm vụ. Hanoi Metro cũng đã tập trung hoàn thiện bộ máy hoạt động, tuyển dụng, đào tạo nhân lực và in ấn các tài liệu hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ; Sở Giao thông Vận tải Hà Nội hoàn thành xây dựng các kịch bản kết nối hệ thống xe buýt với tuyến đường sắt đô thị; xây dựng phương án thẻ vé…

Vé Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Vé Tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị được phát hành

HĐND thành phố Hà Nội đã phê duyệt phương án giá vé để áp dụng khi được phép khai thác thương mại. Vé được chia thành nhiều loại khác nhau như: Vé tháng, vé ngày, vé lượt.

Cụ thể, vé tháng có giá trị sử dụng 30 ngày kể từ ngày mua với 2 mức là 100.000 đồng/tháng (nhóm hành khách thuộc đối tượng ưu tiên theo quy định của thành phố) và 200.000 đồng/tháng (nhóm hành khách thông thường); vé ngày (30.000 đồng/vé, loại vé này không hạn chế số lần sử dụng dịch vụ trong một ngày); vé lượt tính theo chặng sử dụng, dao động từ 8.000-15.000 đồng/lượt tùy theo chặng. Trong đó, 7.000 đồng là giá mở cửa cộng thêm 600 đồng cho mỗi km tiếp theo; 15.000 đồng là giá vé toàn tuyến.

Sau khi mua vé, hành khách sẽ đi qua cửa soát vé tự động, có 6 cửa soát vé, 3 vào, 3 cửa ra, mỗi 1 cửa trong 1 phút có thể đọc được 42 hành khách. Nếu tới điểm ra mà hành khách đi quá chặng sẽ phải cho vé vào máy để điều chỉnh. Hành khách đi không đúng điểm sẽ không ra được khỏi tàu.

Đối với những hành khách mua nhầm vé tàu Cát Linh - Hà Đông, lãnh đạo Hà Nội Metro cho biết, nếu hành khách bị nhầm hướng sẽ vẫn phải trả tiền bằng mức quy định.

Trong tương lai sẽ tiến tới tích hợp 1 thẻ trả tiền trước có thể đi được cả xe buýt, tàu điện Metro, gửi xe, mua hàng. Nhưng giai đoạn trước mắt thẻ trả tiền trước này được áp dụng với Metro Hà Nội.

Các đoàn tàu của đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật Các đoàn tàu của đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã được cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật
Đây là cơ sở để đảm bảo các đoàn tàu thực hiện vận hành thử nghiệm đánh giá an toàn hệ thống trước khi nghiệm thu đưa vào vận hành thương mại.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị vận hành thử từ 12/12 tới Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chuẩn bị vận hành thử từ 12/12 tới
Từ 12 đến 31/12, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ vận hành thử toàn bộ hệ thống để hoàn thành đánh giá độ an toàn.
Dự án đường sát Cát Linh - Hà Đông: Vẫn chưa có báo cáo cuối cùng về tiến độ Dự án đường sát Cát Linh - Hà Đông: Vẫn chưa có báo cáo cuối cùng về tiến độ
Theo Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ, hiện Tổ công tác giữa Bộ Giao thông vận tải và Hà Nội chưa có báo cáo cuối cùng về tiến độ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Vi Di

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ve-tau-duong-sat-cat-linh-ha-dong-gia-bao-nhieu-mua-o-dau-126447.html

In bài viết