UNDP: Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận

13:00 | 19/12/2020

Việt Nam được cộng đồng ca ngợi về các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số, cũng như cam kết mạnh mẽ về thu hẹp khoảng cách kinh tế-xã hội giữa người dân tộc thiểu số với người dân trong cả nước.
SNV: Hành trình 25 năm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam SNV: Hành trình 25 năm xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Tỷ lệ hộ nghèo tại Yên Bái giảm nhanh gấp hơn 3 lần mục tiêu giảm nghèo của cả nước Tỷ lệ hộ nghèo tại Yên Bái giảm nhanh gấp hơn 3 lần mục tiêu giảm nghèo của cả nước
UNDP: Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận
Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận.

Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ 1 - 1,5%. Con số nêu trên cho thấy những thành quả của chủ trương, chính sách về giảm nghèo của Đảng, Nhà nước nhằm chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo an ninh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm nghèo bền vững.

Cùng với đó là phong trào Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau được các tỉnh, thành phố hưởng ứng trên khắp cả nước và những chính sách hỗ trợ giảm nghèo đã tiếp cận đến từng người nghèo, từng người dân và đặc biệt là tại khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Ở Việt Nam, công tác xóa đói giảm nghèo luôn được xác định vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu để phát triển bền vững, với những thành tựu đáng kể. Tại hội nghị LHQ ngày 11/11/2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực, về đích trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).

Theo báo cáo của UNDP, từ một nước có tỷ lệ nghèo cùng cực chiếm gần 50% (năm 1992), thì đến năm 2018 tỷ lệ này đã xuống dưới 1%. Việt Nam đứng thứ 29 trong số 102 quốc gia về chỉ số nghèo đa chiều và nằm trong số các quốc gia có thành tích cao nhất ở Đông Á và Thái Bình Dương về chỉ số này.

Trả lời Báo Điện tử Chính phủ về công tác giảm nghèo, bà Caitlin Wiesen – Đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam được cộng đồng ca ngợi về các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển dân tộc thiểu số, cũng như cam kết mạnh mẽ về thu hẹp khoảng cách kinh tế-xã hội giữa người dân tộc thiểu số với người dân trong cả nước.

Tuy nhiên, theo bà Caitlin Wiesen, việc giải quyết tình trạng nghèo đói kinh niên trong cộng đồng các dân tộc thiểu số đòi hỏi các giải pháp sáng tạo và đầu tư bổ sung khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.

Các biện pháp can thiệp của Chính phủ đã tạo một số cải thiện quan trọng về mức sống của người dân tộc thiểu số, đáng chú ý là: Sự kết nối về cơ sở hạ tầng, tiếp cận các dịch vụ công, như giáo dục và chăm sóc y tế, điều kiện nhà ở và tiếp cận các tiện ích công như điện và nước sạch. Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam rất ấn tượng và được quốc tế công nhận.

bà Caitlin Wiesen – Đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.
Bà Caitlin Wiesen – Đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam.

Đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng chỉ ra những thách thức trong công tác xoá đói giảm nghèo đối với Việt Nam hiện nay. Cụ thể, đại dịch COVID-19 đã gây ra tình trạng nghèo tạm thời về thu nhập. Đánh giá gần đây của UNDP và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) về tác động kinh tế xã hội của COVID-19 đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp dễ bị tổn thương ước tính rằng tỉ lệ nghèo trước COVID-19 là 22% trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số có thể đã tăng lên 76% vào tháng 4 năm 2020 và vẫn ở mức tương đối cao là 70% vào tháng 5 năm 2020.

Người dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ, bị tụt lại phía sau trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG). Họ đang nằm trong các “túi nghèo”. Điều này là do một số yếu tố hạn chế mà các dân tộc thiểu số phải đối mặt, bao gồm: Cư trú tại các khu vực thường bị cô lập về địa lý và thường xuyên xảy ra thiên tai và rủi ro biến đổi khí hậu; hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ kinh tế, tài chính và xã hội có chất lượng, cũng như các rào cản về văn hóa và ngôn ngữ đối với việc tham gia phát triển. Các “túi nghèo” này đòi hỏi phải có các phương pháp tiếp cận toàn diện, cùng với các giải pháp sáng tạo, thời gian và nguồn lực tài chính để giải quyết.

Đối phó với những tháhc thức nêu trên trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Chính phủ Việt Nam luôn xác định đảm bảo an sinh cho người nghèo là một trong những chính sách ưu tiên. Khoảng 20 triệu người, trong đó có các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, đã được hỗ trợ từ gói an sinh xã hội trị giá hơn 62.000 tỷ đồng (khoảng 2,7 tỷ USD). Bên cạnh đó, các giải pháp khôi phục kinh tế, hỗ trợ việc làm cùng những chương trình giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững theo hướng toàn diện, bao trùm, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau…, đang tiếp tục được triển khai.

Xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân vùng biên Mèo Vạc (Hà Giang) Xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân vùng biên Mèo Vạc (Hà Giang)
Nhiều hỗ trợ giúp người nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng dịch COVID-19 ổn định cuộc sống Nhiều hỗ trợ giúp người nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng dịch COVID-19 ổn định cuộc sống

Mai Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/undp-thanh-tuu-giam-ngheo-cua-viet-nam-rat-an-tuong-va-duoc-quoc-te-cong-nhan-126438.html

In bài viết