Bảo vệ, đấu tranh nhân quyền là trách nhiệm của toàn dân

00:00 | 23/11/2020

Quan điểm này được thể hiện trong Chỉ thị số 12/CT/TW ngày 12/7/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trong đó nêu rằng: “Trong xã hội có phân chia giai cấp đối kháng, khái niệm nhân quyền mang tính giai cấp sâu sắc”.
Kí kết hợp tác giữa Văn phòng Thường trực về Nhân quyền với Viện Quyền con người Kí kết hợp tác giữa Văn phòng Thường trực về Nhân quyền với Viện Quyền con người

Chiều ngày 5/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ kí kết Chương trình hợp tác giữa Văn phòng Thường trực về Nhân quyền và ...

Hà Tĩnh: Nâng cao kiến thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho ngư dân Hà Tĩnh: Nâng cao kiến thức bảo vệ chủ quyền biển đảo cho ngư dân

Sáng 24/9, Hội đồng Giáo dục quốc phòng an ninh huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về ...

Cũng liên quan đến vấn đề này, Chỉ thị số 41/2004/CT-TTg ngày 2/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ viết: “… cuộc đấu tranh trên vấn đề nhân quyền là cuộc đấu tranh mang tính giai cấp sâu sắc, sẽ diễn ra liên tục, lâu dài và quyết liệt”. Do đó, công tác bảo vệ và đấu tranh về nhân quyền phải là trách nhiệm của tất cả các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức nhân dân dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng…

Trên phạm vi quốc tế, tính giai cấp của QCN được thể hiện trong cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng, tiến bộ với các lực lượng phản động, phản tiến bộ. Trong phạm vi quốc gia, quan điểm giai cấp thể hiện ở các chính sách bảo vệ hệ thống chính trị, chế độ xã hội hiện hữu, bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, của các giai cấp, tầng lớp xã hội đã từng đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội đó. Ở nước ta, quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động gắn liền với quyền lợi của quốc gia, dân tộc; tính giai cấp của QCN thống nhất với tính nhân loại, tính phổ biến của QCN. Chính vì vậy, ở nước ta, QCN của tất cả mọi người đều được tôn trọng và bảo đảm, không phân biệt giai cấp, tầng lớp nào, quá khứ của họ ra sao. Bảo đảm QCN ở nước ta hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Bảo vệ, đấu tranh nhân quyền là trách nhiệm của toàn dân
Quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia. (Ảnh minh họa)

Quyền con người gắn với quyền dân tộc cơ bản và thuộc phạm vi chủ quyền quốc gia: Quan điểm này được thể hiện trong Sách trắng về thành tựu nhân quyền của Việt Nam, trong đó Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: “… quyền thiêng liêng, cơ bản nhất của con người là quyền được sống trong độc lập, tự do, quyền được tự quyết định vận mệnh của mình”.

Trước đây, để mở rộng thuộc địa, các nước đế quốc thường sử dụng phương thức cổ điển là đánh thành và chiếm đất, còn ngày nay, các nhà tư tưởng đế quốc đã tổng kết: “một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước”; “một đô la chi cho tuyên truyền có tác dụng bằng năm đô la chi cho quốc phòng”, “chiến tranh không khói súng”, họ trắng trợn can thiệp vào nội bộ các nước có chủ quyền bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn, hình thức khác nhau không hẳn vì mục đích xâm chiếm lãnh thổ mà vì muốn áp đặt mô hình của đất nước mình, quan niệm “nhân quyền” của mình lên các quốc gia, dân tộc khác.

Vì vậy cần phải khẳng định rằng muốn thực hiện hóa được QCN thì điều kiện trước hết là đất nước phải được độc lập, chủ quyền quốc gia phải được tôn trọng. Thực tiễn lịch sử Việt Nam và nhiều nước vừa trải qua đấu tranh giành độc lập đã chứng minh khi đất nước bị nô lệ, trở thành những “vong quốc nô” thì người dân không thể có tự do, các QCN sẽ bị chà đạp nghiêm trọng, “nước mất nhà tan”- nói cách khác độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là điều kiện tiên quyết để bảo đảm QCN. Để giành quyền tự do của mỗi con người, trước hết phải giành quyền tự do cho cả dân tộc. Chủ quyền là nhân quyền tập thể của nhân dân một quốc gia, dân tộc, cho nên phải được tôn trọng và bảo vệ bằng pháp lý quốc tế. Xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, dân tộc là chà đạp lên nhân quyền của toàn thể nhân dân nước đó. Vì vậy, không thể có nhân quyền cao hơn chủ quyền mà chỉ có sự thống nhất biện chứng giữa nhân quyền và chủ quyền quốc gia. Không có độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia thì không thể có QCN.

Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia là nền tảng, điều kiện quan trọng để thực hiện nhân quyền. Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải (sử dụng các điều kiện này) kiến thiết đất nước để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Khát khao cả cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đất nước được độc lập, nhưng vừa đạt được mục tiêu này Người đã chỉ rõ: Nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì. Dân chỉ biết đến tự do, độc lập khi được ăn no, mặc đủ. Điều này thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa QCN với quyền dân tộc tự quyết và trở thành định hướng chính trị quan trọng trong mọi hoạt động bảo vệ QCN của Nhà nước ta.

Cần đề ra giải pháp đấu tranh và bảo vệ quyền con người trên không gian mạng Cần đề ra giải pháp đấu tranh và bảo vệ quyền con người trên không gian mạng
Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc Bảo vệ quyền trẻ em là một ưu tiên lớn tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Thái Thịnh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bao-ve-dau-tranh-nhan-quyen-la-trach-nhiem-cua-toan-dan-125585.html

In bài viết