Hành trình bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của các tầng lớp nhân dân

00:00 | 03/11/2020

Không phải là một phong trào lúc đẩy mạnh, lúc lại thoái lui, Việt Nam ngay từ khởi thủy đã đặt vấn đề quyền con người lên hàng đầu. Đảng, Nhà nước ta luôn bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Liên Hợp Quốc và dư luận quốc tế ca ngợi Việt Nam luôn bảo vệ và thúc đẩy quyền con người lên hàng đầu Liên Hợp Quốc và dư luận quốc tế ca ngợi Việt Nam luôn bảo vệ và thúc đẩy quyền con người lên hàng đầu

Ngày 10/12, Liên hợp quốc (LHQ) đã tiến hành kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế. Năm nay, Ngày kỷ niệm tập trung vào những ...

Nâng cao ý thức về biển đảo trong các tầng lớp nhân dân Nâng cao ý thức về biển đảo trong các tầng lớp nhân dân

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 30/2010/NĐ-CP và Nghị định số 130/2015/NĐ-CP của Chính phủ.

Kì I: Quan điểm của Đảng về quyền con người trước thời kỳ đổi mới

Theo PGS.TS, Nguyễn Thanh Tuấn - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:

Từ năm 1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định phải: “Sửa sang thế đạo kinh dinh nhân quyền” (Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 1. H. NXB Chính trị quốc gia, 1995, tr. 490 – 491). Trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp cận vấn đề quyền con người (QCN) từ quyền của những con người cụ thể gắn với quyền dân tộc và khẳng định chủ nghĩa xã hội (CNXH) là chế độ tốt nhất bảo đảm QCN cho nhân dân Việt Nam.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (năm 1930), Đảng đã xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”2. Theo đó, nhiệm vụ của Đảng là tập hợp lực lượng toàn dân, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Vấn đề QCN được thể hiện ở việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam và đề ra các khẩu hiệu đấu tranh cụ thể như “Việt Nam tự do”, đấu tranh và xây dựng một xã hội tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục,…

Nghị quyết của quốc dân Đại hội Tân Trào (16/8 – 17/8/1945) xác định: “ban bố những quyền của dân cho dân: Nhân quyền; Tài quyền (quyền sở hữu); Dân quyền: quyền phổ thông đầu phiếu, quyền tự do dân chủ…”3. Có thể thấy rằng, đây là nhiệm vụ xuyên suốt, là ngọn cờ tập hợp lực lượng và cũng chính là cơ sở làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (năm 1945) do Đảng lãnh đạo.

Hành trình bảo đảm và thúc đẩy ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của các tầng lớp nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. (Ảnh tư liệu TTXVN).

Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lần đầu tiên đã kế thừa, phát triển tư tưởng quyền “tự nhiên” của mỗi cá nhân thành quyền đương nhiên của mọi dân tộc. Luận cương Cách mạng Việt Nam năm 1951 đã khẳng định rõ mục tiêu của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo là “… bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ quyền lợi của dân và bảo đảm việc công dân làm trọn nghĩa vụ với Tổ quốc. Quyền lợi đó là: được hưởng nhân quyền, tài quyền, dân quyền. Nghĩa vụ là bảo vệ đất nước, ủng hộ chính quyền nhân dân, đóng góp cho công quỹ, giữ gìn và phát triển tài sản chung của quốc gia”4.

Trên cơ sở đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn gắn QCN với quyền dân tộc. Các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ là nhằm giành quyền độc lập tự do cho dân tộc gắn với quyền của người dân Việt Nam. Nếu các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước tiên nhằm vào việc giành quyền dân tộc thì sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc từ năm 1955 – 1975 và trên cả nước từ sau năm 1975, trước tiên nhằm vào việc bảo vệ, bảo đảm quyền công dân và luôn gắn với quyền dân tộc.

Quyền công dân được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và trong các bản Hiến pháp. Nhà nước Việt Nam cũng đã tham gia vào hệ thống pháp luật quốc tế trong hoàn cảnh đất nước đang phải tiến hành kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Chỉ hai năm sau khi đất nước hòa bình, thống nhất (năm 1977), Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên hiệp quốc (LHQ). Từ đó, Nhà nước Việt Nam đã tích cực tham gia vào hệ thống pháp luật quốc tế về QCN. Chẳng hạn, trong các năm 1981, 1982 và 1983, Nhà nước Việt Nam tham gia một loạt công ước của LHQ về QCN như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (năm 1966); Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (năm 1966); Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (năm 1979)…

Tuy vậy, cũng phải thừa nhận rằng, trong giai đoạn lịch sử này, do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở Việt Nam, nhận thức về QCN, bảo vệ, thúc đẩy QCN, quyền công dân cũng còn một số hạn chế. Do nhận thức máy móc, giáo điều về CNXH và con đường đi lên CNXH, nên nhiều quy định về quyền công dân trong Hiến pháp, pháp luật tuy rất tốt đẹp nhưng không phù hợp thực tế và hầu như nhiều quyền đã không thực hiện được, chẳng hạn, Hiến pháp năm 1980 quy định “Nhà nước (…) thực hiện chế độ học không phải trả tiền” (Điều 60), “Nhà nước thực hiện chế độ khám bệnh và chữa bệnh không phải trả tiền” (Điều 61).

Nâng cao ý thức về biển đảo trong các tầng lớp nhân dân Nâng cao ý thức về biển đảo trong các tầng lớp nhân dân
Giáo dục nâng cao nhận thức nền tảng bảo đảm quyền con người Giáo dục nâng cao nhận thức nền tảng bảo đảm quyền con người

Phạm Nguyễn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/hanh-trinh-bao-dam-va-thuc-day-ngay-cang-tot-hon-cac-quyen-co-ban-cua-cac-tang-lop-nhan-dan-125572.html

In bài viết