Phát hiện i-ốt 129 tại một số rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa

16:51 | 09/12/2020

Các chuyên gia thuộc Bộ Khoa học công nghệ và Viện nghiên cứu hạt nhân Philippines đã bất ngờ trước nồng độ phóng xạ đo được ở các rạn san hô trên Biển Đông.
Hải Phòng: Chủ tịch xã tử vong bất thường tại nhà riêng Hải Phòng: Chủ tịch xã tử vong bất thường tại nhà riêng
Xả súng tại trung tâm thương mại Mỹ, nghi phạm Xả súng tại trung tâm thương mại Mỹ, nghi phạm "cao chạy xa bay", cảnh sát đang truy bắt
Trước bầu cử Mỹ, trực thăng thay nhau quần thảo ở Washington đo phóng xạ Trước bầu cử Mỹ, trực thăng thay nhau quần thảo ở Washington đo phóng xạ

Cụ thể, các chuyên gia Philippines phát hiện i-ốt 129 tại một số rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vùng biển phía đông Philippines. Trong đó, nơi có nồng độ phóng xạ cao nhất nằm gần khu vực đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Khu vực này hiện bị Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép.

Các nhà khoa học Philippines cho biết i-ốt 129 là sản phẩm của quá trình phân rã hạt nhân. Điển hình là từ các vụ thử hạt nhân, sự cố hạt nhân hoặc quá trình tái xử lý năng lượng hạt nhân.

"Chúng tôi không rõ nguyên nhân là gì và chuyện gì đã xảy ra tại các khu vực này", báo Philstar của Philippines trích lời giám đốc Viện nghiên cứu hạt nhân Philippines, ông Carlo Arcilla.

Vị này cho biết đã báo cáo những phát hiện về nồng độ phóng xạ bất thường đến một hội nghị trực tuyến của Mạng lưới các cơ quan quản lý năng lượng hạt nhân ASEAN hồi tuần trước.

Vị trí ghi nhận nồng độ phóng xạ cao nhất nằm gần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Trong ảnh: các công trình phi pháp Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trên đá Vành Khăn - Ảnh chụp màn hình
Vị trí ghi nhận nồng độ phóng xạ cao nhất nằm gần đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Trong ảnh: các công trình phi pháp Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trên đá Vành Khăn - Ảnh chụp màn hình

Theo ông Arcilla, quan chức một số nước ASEAN đã "rất quan ngại" khi nghe thấy những gì ông trình bày tại hội nghị.

Theo các nhà khoa học Philippines, iốt 129 là một sản phẩm của quá trình phân rã hạt nhân. Thông thường những nguồn chủ yếu tạo ra đồng vị phóng xạ iốt 129 là các vụ thử hạt nhân, sự cố hạt nhân hoặc quá trình tái xử lý năng lượng hạt nhân.

"Đây chỉ mới là phát hiện ban đầu. Mọi chuyện có thể sẽ sáng tỏ trong vòng vài tuần nữa", ông Arcilla tuyên bố. Cũng theo vị này, mặc dù nồng độ iốt 129 trên Biển Đông không gây nguy hiểm nhưng rất đáng để theo dõi và tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ khẳng định đa số i-ốt 129 trong môi trường tự nhiên được tạo ra từ quá trình thử vũ khí hạt nhân. Các nhà khoa học Philippines cho biết có khả năng đang các hoạt động hạt nhân tại khu vực phát hiện phóng xạ, nhưng cũng không loại trừ trường hợp I-ốt 129 được các dòng hải lưu từ nơi khác đưa tới Biển Đông.

Diễn biến bất thường xung quanh căn cứ Ream phía nam Biển Đông Diễn biến bất thường xung quanh căn cứ Ream phía nam Biển Đông

Dù Campuchia nhiều lần lên tiếng bác bỏ nhưng cơ quan nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra diễn biến bất thường tại căn cứ ...

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/phat-hien-i-ot-129-tai-mot-so-ran-san-ho-thuoc-quan-dao-truong-sa-125360.html

In bài viết