Quảng Ngãi: Ngư dân gặp khó khăn khi bảo hiểm ngừng bán cho “tàu 67”

15:47 | 18/11/2020

Công ty Bảo Minh Quảng Ngãi, đơn vị được giao triển khai thực hiện chính sách bán bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có thông báo dừng bán BH cho “tàu 67”, khiến ngư dân gặp nhiều khó khăn.
Lung lay niềm tin “tàu 67” Lung lay niềm tin “tàu 67”
Nhiều chủ “Tàu cá 67” quá hạn nợ hàng trăm tỷ đồng Nhiều chủ “Tàu cá 67” quá hạn nợ hàng trăm tỷ đồng

Việc tạm dừng bán bảo hiểm tàu cá cho “tàu 67” khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn và bất an mỗi khi vươn khơi.

Việc tạm dừng bán bảo hiểm tàu cá cho “tàu 67” khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn và bất an mỗi khi vươn khơi. Ảnh: Báo Quảng Ngãi

Theo phản ánh của nhiều ngư dân trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi thì phí mua bảo hiểm thương mại vừa cao mà phạm vi bồi thường lại hẹp. Đặc biệt, BH thương mại chỉ bồi thường khi tàu cá bị sự cố lúc đang sản xuất trên biển, nhưng loại trừ trường hợp tàu bị cháy, nổ. “Điều này thật vô lý. Nhiều trường hợp tàu neo bờ, nhưng vẫn gặp sự cố rủi ro, hay khi hoạt động ngoài biển mà tàu bị cháy, nổ mà không bồi thường, thì chúng tôi mua BH để làm gì?”, ngư dân Võ Văn Tình, xã Bình Đông (Bình Sơn) bày tỏ.

Ngoài Nghị định 67, thì Quyết định 48 của Chính phủ cũng hỗ trợ ngư dân 50% phí mua BH tàu cá, nhưng nhiều chủ “tàu 67” cho rằng, họ chưa tiếp cận được chính sách này. “Chỉ có những tàu được thụ hưởng chính sách theo Quyết định 48, do UBND tỉnh phê duyệt mới được hưởng mức hỗ trợ 50% phí mua BH tàu cá. Chi cục Thủy sản tỉnh cũng đã nhiều lần tổ chức phổ biến, tuyên truyền để các chủ “tàu 67” biết và thực hiện”, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Phùng Đình Toàn cho biết.

Lý giải nguyên nhân tạm dừng bán BH cho “tàu 67”, Giám đốc Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Quảng Ngãi Ngô Văn Ban cho biết: Khi Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực, “tàu 67” cũng được bổ sung thêm một số quy định về bằng cấp của thuyền viên, thợ máy, nhưng chưa cập nhật vào quy tắc BH tàu cá theo Nghị định 67. Điều này gây nhiều khó khăn trong quá trình triển khai bán BH tàu cá theo Nghị định 67. “Quy định chưa chặt chẽ, nếu tiếp tục bán BH cho chủ “tàu 67”, rất dễ phát sinh những tranh chấp không mong muốn giữa Công ty với chủ tàu”, ông Ban khẳng định.

Vấn đề này, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh cũng đã báo cáo với Tổng Công ty CP Bảo Minh, gửi đến Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đề xuất sửa đổi quy tắc, biểu phí BH, để phù hợp với chính sách BH cho “tàu 67”. Tuy nhiên, theo văn bản trả lời của Bộ Tài chính, hiện chưa có cơ sở pháp lý để chấp thuận đề xuất sửa đổi quy tắc, biểu phí bảo hiểm “tàu 67” của Công ty Bảo Minh nói riêng, các đơn vị bán BH tàu cá nói chung.

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm tàu cá không phải là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Pháp luật về thủy sản cũng không quy định chủ tàu phải mua bảo hiểm tàu cá trước khi ra khơi. Doanh nghiệp bảo hiểm và ngư dân thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm trên nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với quy định pháp luật.

Ngư dân có thể lựa chọn chính sách hỗ trợ tại Nghị định 67 hoặc chính sách bảo hiểm khác (như chính sách hỗ trợ phí bảo hiểm theo Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa hoặc các sản phẩm bảo hiểm thương mại tự nguyện khác do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp).

Về khó khăn của các doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình triển khai chính sách bảo hiểm theo Nghị định 67, Bộ Tài chính đã tổng hợp và có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 để đảm bảo chính sách bảo hiểm tiếp tục được triển khai hiệu quả.

Trước đó, tháng 4/2020, các doanh nghiệp bảo hiểm gồm PVI, Bảo Minh, PJICO đồng loạt ký văn bản gửi Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đề nghị sửa đổi, bổ sung quy tắc, biểu phí chương trình bảo hiểm tàu cá theo Nghị định 67 vì sau nhiều năm tham gia chương trình này, các doanh nghiệp bảo hiểm đều gặp tỷ lệ tổn thất quá cao. Do đó, các doanh nghiệp này tạm dừng bán bảo hiểm cho “tàu 67” cho đến khi nhận được chấp thuận của Bộ Tài chính theo đề nghị.

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm tàu cá không phải là loại hình bảo hiểm bắt buộc. Pháp luật về thủy sản cũng không quy định chủ tàu phải mua bảo hiểm tàu cá trước khi ra khơi. Tuy nhiên, tàu 67 là tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng nên các ngân hàng không cho các tàu ra khơi khi hết hạn bảo hiểm, bởi nếu xảy ra rủi ro thì ngân hàng không thể thu hồi được nợ vay.

Trong khi đó, doanh nghiệp bảo hiểm lại không chịu bán bảo hiểm cho tàu vỏ thép nên hiện chủ tàu 67 đang gặp rất nhiều khó khăn.

Vũng Tàu: Tàu dịch vụ hậu cần đóng theo Nghị định 67 vẫn “kêu cứu” Vũng Tàu: Tàu dịch vụ hậu cần đóng theo Nghị định 67 vẫn “kêu cứu”

Hàng loạt chủ tàu dịch vụ hậu cần đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP (Nghị định 67) đã viết đơn gửi các cơ quan chức ...

Nghệ An: Hàng chục ngư dân có nguy cơ mất nhà vì “tàu 67” Nghệ An: Hàng chục ngư dân có nguy cơ mất nhà vì “tàu 67”

“Tàu 67” là cách mà ngư dân gọi tắt cho loại tàu được đóng mới theo Nghị định số 67/2014 về một số chính sách ...

Tuấn Quỳnh (TH)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quang-ngai-ngu-dan-gap-kho-khan-khi-bao-hiem-ngung-ban-cho-tau-67-123727.html

In bài viết