Xuân Oanh – nhà ngoại giao nhân dân tự học

08:52 | 17/11/2020

Một nghệ sĩ có tài cầm, kì, thi, họạ, thông thạo 7 ngoại ngữ, vốn kiến thức Đông- Tây, kim- cổ… nhưng tất cả đều do tự học. Ông là nhà ngoại giao nhân dân tài ba, uyên bác Đỗ Xuân Oanh (tên thường gọi là Xuân Oanh). Ông có nhiều câu chuyện đáng nhớ về nghề đối ngoại nhân dân.
VUFO tích cực đổi mới sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình mới VUFO tích cực đổi mới sáng tạo, chủ động thích ứng với tình hình mới

Ngày 15/11, tại Cung Hữu nghị Việt - Trung, Hà Nội đã diễn ra Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống (17/11/1950-17/11/2020) và Đại ...

Học sinh tham gia đối ngoại nhân dân qua cuộc thi vẽ Học sinh tham gia đối ngoại nhân dân qua cuộc thi vẽ "Đan Mạch trong mắt em 2020"

Ngày 12/11/2020, tại trụ sở Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, Cuộc thi vẽ "Đan Mạch trong mắt em 2020" do Hội hữu ...

Là nhà ngoại giao nhân dân, từ năm 1951, ông Xuân Oanh đã tham gia thành lập Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam, rồi trở thành Tổng thư kí kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban. Trong Hội nghị Paris về Việt Nam, từ 1968 đến 1972, ông tham gia Phái đoàn Việt Nam với tư cách đại diện Uỷ ban bảo vệ Hoà bình Việt Nam và Uỷ ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ-Pháp, vận động phong trào chống chiến tranh xâm lược của Mỹ.

Ông cũng từng đón tiếp nhiều nhà hoạt động chống chiến tranh từ Mỹ tới thăm Việt Nam giữa những ngày chiến tranh ác liệt, trong đó có cựu Thượng nghị sĩ G.McGovern, nguyên ứng cử viên Tổng thống Mỹ, nữ nghệ sĩ Jane Fonda và chồng bà khi đó là Tom Hayden… Tom Hayden về ấn tượng của ông đối với Xuân Oanh, mà ông coi là “người bạn gần gũi nhất” của mình ở xứ sở này.

Xuân Oanh – nhà ngoại giao nhân dân tự học
Nhà ngoại giao nhân dân Xuân Oanh.

Học ngoại ngữ bằng “đôi tai âm nhạc”

Đầu những năm 1940, ông Xuân Oanh lên Hà Nội, ngày làm ở một hiệu giày gần Bờ Hồ, tối đi dạy học hay hát thuê. Ông chủ hiệu giày trả công 4 đồng một tháng. Thấy ông biết tiếng Pháp, ông ấy bảo sẽ trả thêm nếu bán được giày bằng tiếng Anh. Bắt đầu học tiếng Anh như thế, không ngờ chỉ ít năm sau, ông đã trở thành một trong hai phát thanh viên tiếng Anh đầu tiên của Đài tiếng nói Việt Nam sau cách mạng.

“Thời học tiểu học, tôi có chút vốn tiếng Pháp. Khi lặn lội kiếm sống ở vùng biển Quảng Ninh, tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều thủy thủ nước ngoài, nên đã nâng cao trình độ giao tiếp tiếng Pháp và học lỏm được tiếng Anh. Phải nói là cái tai âm nhạc giúp tôi nhiều trong việc học ngoại ngữ. Khi nghe người nước ngoài nói, tôi cố gắng nghe phần âm nhạc trong tiếng của họ, thuộc từng câu trọn vẹn, rồi hát lên. Nhớ lần chuẩn bị bài phát biểu ở hội nghị quốc tế Chống chiến tranh hạt nhân ở Hiroshima (Nhật Bản), tôi đã nhờ một bạn Nhật đọc cho nghe, rồi tập lại và lên nói rất thành công. Các bạn Nhật cứ hỏi tôi đã học ở đâu mà phát âm như người Nhật vậy. Sau này, mỗi lần đi nước ngoài, tôi cố học thêm một ngoại ngữ, nên bây giờ có thể dùng thành thạo 5 thứ tiếng”, ông Xuân Oanh chia sẻ với báo chí.

Ngày 19/11/1950, Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam được thành lập, ông Xuân Oanh chuyển sang công tác tại Ủy ban và làm Thư ký cho đồng chí Xuân Thủy. Có vốn tiếng Pháp, tiếng Anh, anh được giao nghe đài phương Tây để viết tin quốc tế, qua chiếc đài này mà anh tự học và sử dụng thành thạo tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Nga.

Xuân Oanh – nhà ngoại giao nhân dân tự học
Ông Xuân Oanh trong đời thường.

Cảm hóa đối phương bằng văn hóa của chính họ

Tom Hayden nguyên là Thượng nghị sĩ bang California, ông từng tham gia phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam, lãnh đạo Chiến dịch Hoà bình cho Đông Dương từ 1972 đến 1975. Trong bài viết của mình đăng trên báo Mỹ The Nation ngày 10/3/2008, ông kể về cuộc gặp cuối cùng của mình với Xuân Oanh.

Ông viết: Tôi đến thăm Đỗ Xuân Oanh, người đã đón tôi tại sân bay Hà Nội vào một ngày tháng Mười Hai 42 năm trước. Ông vừa dịch xong một số bài thơ của các nhà thơ nữ Việt Nam sang tiếng Anh. Như trong kí ức của tôi, Xuân Oanh yêu mến nước Mỹ theo kiểu không giống ai. Chẳng hạn, sau khi học tiếng Anh qua đài BBC, ông đã dịch cuốn Huckleberry Finn sang tiếng Việt, một thách thức ghê gớm. Là nhạc sĩ, ông có thể hát được rất nhiều bài hát phản đối chiến tranh do người Mỹ sáng tác. Là một người lãng mạn, ông rất dễ cảm xúc và thân thiết với rất nhiều người Mỹ.

Triết lý sống đơn giản của ông là “sống để yêu”. Những người bạn Mỹ của ông kể lại, hồi quản phi công Mỹ ở Hỏa Lò, ông thường chia sẻ với phi công thuộc nhiều tiểu bang bằng tiếng địa phương của họ.

Rồi ông ôm đàn, hát cho họ nghe những khúc hát đồng quê thanh bình của Mỹ.

Để bạn hiểu và yêu văn hóa nước mình

Năm 2006 nhân chuyến đi nước ngoài ông Nguyễn Văn Huỳnh, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Hòa bình Việt Nam, người có thời gian dài làm việc với Xuân Oanh kể gặp lại bà Cora Weiss. Câu đầu tiên bà hỏi han sức khỏe của... Xuân Oanh. Khi chia tay bà hóm hỉnh yêu cầu: "Tôi nhờ anh một việc quan trọng”. Mình trả lời ngay “Xin sẵn lòng”. Bà nói “Tôi hôn vào má anh, anh về Hà Nội bảo Xuân Oanh hôn vào đó cho tôi". Tình yêu của bà dành cho Việt Nam vẫn gắn bó thân thiết.

Xuân Oanh – nhà ngoại giao nhân dân tự học
Ông Xuân Oanh - thành viên trong phái đoàn Việt Nam Dân chủ cộng hoà dự Hội nghị Paris về Việt Nam.

Năm Mỹ đánh phá ác liệt nhất, có hai nhân vật nổi tiếng của Mỹ trong phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam ở Mỹ đến Hà Nội: Jane Fonda và Tom Haydon. Xuân Oanh được phân công đón tiếp họ trong suốt thời gian họ ở Hà Nội. Ông đã đưa họ đi đến tận nơi bom Mỹ vừa thả xuống, đưa họ đi thăm Văn Miếu họ được xem các diễn viên trình diễn Hồi 2 Vở kịch Tất cả đều là con trai tôi - “All My Son” của Arthur Miller.

Trước đây, Jane Fonda chưa từng biết gì về Việt Nam. Nhưng 14 ngày ở Việt Nam Jane Fonda bày tỏ “sự xúc động sâu sắc khi các diễn viên người Việt trình diễn kịch Mỹ tại đây trong lúc đế quốc Mỹ thả bom đất nước của họ. ... Khi chưa đến miền Bắc tôi còn hồ nghi, nhưng một khi đã đến Hà Nội tôi mới hiểu rằng Nixon sẽ không bao giờ hủy hoại nổi tinh thần của người dân tại đây. Tôi nghĩ Richard Nixon nên đọc lịch sử Việt Nam, đặc biệt là thi ca, và đặc biệt hơn nữa là thơ của Hồ Chí Minh”.

Cùng với nhiều đồng chí trong Ủy ban Hòa Bình Việt Nam, ông Xuân Oanh đã góp phần đưa những nhân chứng sống chứng kiến sự tàn ác của chiến tranh do Mỹ gây ra. Những tiếng nói của những người yêu hòa bình, yêu lẽ phải có sức lan toả rất lớn góp phần làm lên phong trào biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam ở trong lòng nước Mỹ và nhiều nước khác những thập niên 1960 và đầu 70, là một nhân tố quan trọng dẫn đến kết thúc chiến tranh tròn 40 năm.

Đối ngoại nhân dân trong tình hình mới Đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

Trong lịch sử và truyền thống Việt Nam, ở bất kỳ giai đoạn và hoàn cảnh nào, đối ngoại nhân dân luôn là một thành ...

Đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của mọi tầng lớp nhân dân Đối ngoại nhân dân là nhiệm vụ của mọi tầng lớp nhân dân

Hoạt động đối ngoại nhân dân (ĐNND) là vận động bạn bè các nước ủng hộ nhân dân Việt Nam trong xây dựng và bảo ...

Thái Thịnh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/xuan-oanh-nha-ngoai-giao-nhan-dan-tu-hoc-123539.html

In bài viết