Quyền được sinh con của người nhiễm HIV

08:55 | 25/10/2020

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ngãi từ lâu đã triển khai xét nghiệm phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai trên địa bàn tỉnh được khuyến khích tự nguyện xét nghiệm HIV, được cung cấp các dịch vụ và chăm sóc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con khi cần thiết. Đây là hoạt động nhằm bảo đảm quyền được sinh con, quyền được làm mẹ của người nhiễm HIV.
75 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Quyền con người và quyền của mỗi dân tộc 75 năm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập: Quyền con người và quyền của mỗi dân tộc

Cách đây 75 năm, sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, thay mặt Chính phủ lâm thời, ...

Sứ giả văn hóa vì quyền sống con người Sứ giả văn hóa vì quyền sống con người

Năm 2020, Việt Nam kỷ niệm 200 năm ngày Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765-1820) - người được UNESCO tôn vinh Danh nhân ...

Theo bác sĩ Phạm Văn Long, Trưởng khoa Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi, quyền được sinh con của người nhiễm HIV đã được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Điều 35 Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 nêu rõ: Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, cho con bú được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS. Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai.

Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc chăm sóc và điều trị đối với phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, người mẹ nhiễm HIV khi sinh con và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Quyết định số 5418 ngày 11/12/2017 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS cũng nêu rõ: Tất cả phụ nữ nhiễm HIV mang thai đều có chỉ định điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con càng sớm càng tốt.

Quyền được sinh con của người nhiễm HIV
Ảnh minh hoạ.

Nhằm khuyến khích phụ nữ mang thai tham gia xét nghiệm dự phòng lây nhiễm, từ tháng 9/2009, chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được triển khai trên toàn quốc. Việc uống thuốc dự phòng lây nhiễm bắt đầu từ tuần thứ 14 của thai kỳ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị dự phòng thì kết quả phòng lây nhiễm từ mẹ sang con là rất cao.

“Theo các chuyên gia, HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai (25%), trong lúc chuyển dạ đẻ (50%) và qua sữa mẹ (25%) nếu nuôi con bằng sữa mẹ. Tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con có thể giảm xuống còn từ 2-5% nếu thai phụ và con của họ được sử dụng thuốc ARV thích hợp trong thời kỳ mang thai, trong và sau khi đẻ, nhận được các dịch vụ chăm sóc sản khoa an toàn và nuôi con bằng sữa ăn thay thế”, bác sĩ Phạm Văn Long cho biết thêm.

Tại Quảng Ngãi, phụ nữ mang thai được khuyến khích tự nguyện xét nghiệm HIV, được cung cấp các dịch vụ và chăm sóc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con khi cần thiết. Tính đến tháng 6/2020, tổng số bệnh nhân HIV/AIDS do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật quản lý là 336 bệnh nhân, trong đó 149 bệnh nhân nữ, 16 trẻ em.

Những năm gần đây, nhận thức của đa số phụ nữ về cách tự chăm sóc và bảo vệ đứa con của mình trong thời kỳ mang thai đã được nâng lên đáng kể. Một bệnh nhân HIV/AIDS đã sinh con khỏe mạnh chia sẻ: “Tôi luôn ao ước có một đứa con nhưng không dám vì bản thân mắc HIV. Tôi sợ lây cho con, sợ mọi người lên án vì đã mắc bệnh còn sinh con. Tôi cứ nghĩ rằng mình không có quyền sinh con, không được xã hội chấp nhận cho đến khi được các bác sĩ tư vấn, giải thích giúp tôi hiểu rõ được quyền và các biện pháp dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con. Tôi đã mạnh dạn mang thai và tuân thủ điều trị từ khi mang thai cho đến khi sinh con và không cho con bú mẹ. Cho đến giờ con tôi đã 18 tháng với 3 lần xét nghiệm âm tính với HIV. Sinh được đứa con khỏe mạnh là niềm hạnh phúc lớn trong cuộc đời tôi”.

Xét nghiệm, dự phòng sớm việc chẩn đoán tình hình sức khỏe cũng như khả năng nhiễm HIV cho phụ nữ mang thai rất quan trọng đối với công tác bảo vệ thế hệ tương lai. Với sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, việc bố hoặc mẹ hay cả hai người cùng nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh là điều không còn hiếm gặp. Và theo Luật Phòng, chống HIV thì người nhiễm HIV/AIDS có quyền được sinh con nhưng phải tuân thủ điều trị và dưới sự hỗ trợ của y tế.

Luật nhân quyền quốc tế chỉ đề cập đến quyền, mà không đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân? Luật nhân quyền quốc tế chỉ đề cập đến quyền, mà không đề cập đến trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân?

Trên thực tế, có ba quan điểm khác nhau về vấn đề trên. Thứ nhất: Đề cao các quyền cá nhân; Thứ hai: Đề cao ...

Bảo vệ quyền con người là quyền hay trách nhiệm? Bảo vệ quyền con người là quyền hay trách nhiệm?

Bảo vệ nhân quyền vừa là quyền vừa là trách nhiệm của mọi cá nhân. Nhà nước là chủ thể có trách nhiệm chính trong ...

Kim Liên (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ngãi)

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quyen-duoc-sinh-con-cua-nguoi-nhiem-hiv-121686.html

In bài viết