Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam cần để quốc tế thấy Việt Nam hội nhập thực sự

20:39 | 23/09/2020

Sáng ngày 23/9, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam tổ chức chương trình Trao đổi thông tin về chủ đề "Tầm nhìn về sự phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam đến năm 2030 và xa hơn".
Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga và Đại biện lâm thời ĐSQ Pakistan trao đổi thông tin về giao lưu nhân dân Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga và Đại biện lâm thời ĐSQ Pakistan trao đổi thông tin về giao lưu nhân dân

Sáng 15/9, tại Trụ sở Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga đã tiếp ngài Qamar ...

Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam trao đổi về chính sách đối ngoại trong nội dung văn kiện Đại hội XIII Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam trao đổi về chính sách đối ngoại trong nội dung văn kiện Đại hội XIII

Sáng ngày 15/9, Quỹ Hòa bình và Phát triển đã tổ chức Tọa đàm "Đóng góp cho nội dung văn kiện Đại hội XIII của ...

Tham dự chương trình có Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam Nguyễn Phương Nga; ông Hà Hùng Cường, Chủ tịch Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam cùng nhiều thành viên khác.

Tại chương trình, các đại biểu đưa ra các ý kiến thảo luận về tình hình kinh tế và một số vấn đề phát triển của Việt Nam hiện nay cũng như định hướng trong thời gian tới.

quy hoa binh va phat trien to chuc chuong trinh trao doi thong tin ve chu de kinh te xa hoi
Quang cảnh tại chương trình Trao đổi thông tin về chủ đề "Tầm nhìn về sự phát triển Kinh tế - Xã hội Việt Nam đến năm 2030 và xa hơn".

Theo TS Võ Trí Thành, trong đại dịch COVID-19, Việt Nam là một trong những nước ít ỏi trên thế giới có tăng trưởng dương. Ông Thành cho rằng có kết quả đó là nhờ các chính sách của Đảng và Nhà nước. Có ít nhất 4 yếu tố giúp kinh tế Việt Nam có khả năng chống chịu tốt hơn các nước. Một là nhờ các chính sách vĩ mô của Việt Nam như khống chế dịch COVID-19 tốt, giữ ổn định vĩ mô, hỗ trợ dịch COVID-19 trên diện rộng, cách làm quyết liệt mạnh mẽ.... Hai là khu vực dịch vụ của Việt Nam chưa lớn như các nước phát triển. Ba là Việt Nam có khu vực nông nghiệp – là nền đỡ tốt cho những lao động tự do hoặc mất việc làm. Bốn là Việt Nam có tầng lớp trung lưu với tỷ lệ tiết kiệm khá cao.

Nhận định kinh tế vẫn còn hết sức khó khăn nhưng ông Thành cho rằng Việt Nam có khá nhiều điểm sáng, bên cạnh các yếu tố tích cực như thế giới đã bắt đầu có vaccine hay tốc độ lây nhiễm của dịch bệnh đã chậm lại. Trong những năm tới, ông Thành cho rằng Việt Nam cần phải thực hiện mạnh mẽ cuộc cách mạng 4.0, trước mọi cú sốc phải linh hoạt hơn rất nhiều…

Trong khi đó, ông Đỗ Hùng Việt, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) cho biết, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa "phát triển bền vững là phát triển sao cho thỏa mãn nhu cầu của hiện tại không gây ảnh hưởng tới thế hệ tương lai".

Đồng thời, Liên hợp quốc đã đưa ra 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) nhằm xây dựng để đáp ứng hài hòa việc: bảo vệ môi trường, hòa bình và công lý, phát triển con người; phát triển quan hệ đối tác, phát triển kinh tế.

Ông Việt thông tin, tại Việt Nam, nhận thức của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững từ rất sớm. Cụ thể đề cập trong Chiến lược phát triển kinh tế 1991-2000; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, XII; Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020;

“Lộ trình Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, quốc tế coi Việt Nam là hình mẫu hoàn thành các mục tiêu, đặc biệt mục tiêu giảm nghèo....”, ông nói.

Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Nguyễn Phương Nga đã ghi nhận Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam đã có định hướng mới trong hoạt động khi tổ chức nhiều cuộc trao đổi thu hút được nhiều chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tham gia.

Chủ tịch Liên hiệp cũng cảm ơn những diễn giả đến chia sẻ kinh nghiệm tại chương trình và mong thời gian tới Quỹ có những buổi trao đổi để phục vụ cho 2 mục tiêu: tham mưu chính sách cho Đảng và Nhà nước; tham gia vào các diễn đàn quốc tế để cho bạn bè quốc tế có thể thấy Việt Nam hội nhập thực sự trên mọi lĩnh vực.

Ông Hà Hùng Cường, Chủ tịch Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam cho biết, thực hiện chương trình hành động của Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam, Quỹ đã có có những buổi trao đổi về các vấn đề về đối ngoại, phát triển kinh tế xã hội để đóng góp tiếng nói cho Đảng và Nhà nước. Sắp tới Quỹ sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động về các chủ đề khác.

Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam với công tác bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam với công tác bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc

Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam (Quỹ) là một tổ chức phi chính phủ, có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động ĐNND, ...

Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường được bầu làm Chủ tịch Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường được bầu làm Chủ tịch Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam

Ông Hà Hùng Cường, nguyên Uỷ viên TW Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, được tín nhiệm bầu là Chủ tịch Quỹ Hoà bình ...

Phạm Lý

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/quy-hoa-binh-va-phat-trien-viet-nam-can-de-quoc-te-thay-viet-nam-hoi-nhap-thuc-su-119129.html

In bài viết