Cà Mau: Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm

14:40 | 12/09/2020

Sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp không khai báo và không theo quy định (IUU) đã giúp cho tình trạng tàu cá của tỉnh khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài giảm đi đáng kể.
Cà Mau nói gì về sai phạm hơn 90 tỷ đồng tại dự án nâng cấp đê biển Tây? Cà Mau nói gì về sai phạm hơn 90 tỷ đồng tại dự án nâng cấp đê biển Tây?
Chân dung ông Lê Quân - tân Chủ tịch tỉnh Cà Mau Chân dung ông Lê Quân - tân Chủ tịch tỉnh Cà Mau

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Cà Mau triển khai thực hiện là tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tàu ra, vào cảng, đồng thời giám sát sản lượng qua cảng; kiểm tra công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên, nhằm kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng tàu cá cố tình đánh bắt ở các vùng biển nước ngoài. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án chuyển đổi nghề, tạo sinh kế bền vững cho ngư dân, giảm áp lực khai thác hải sản, thúc đẩy phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, khu vực và hội nhập quốc tế.

Tàu cá neo đậu chờ ra khơi tại cửa biển Ba Tỉnh, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời

Một trong những địa phương có cửa biển lớn nhất tỉnh, Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) đã có nhiều hoạt động tuyên truyền hiệu quả nhằm nâng cao ý thức của các chủ tàu, truyền trưởng trong thực hiện IUU.

Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc Huỳnh Thanh Đảm thông tin: “Chúng tôi thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền các chủ trương, quy định pháp luật, nhất là Luật Thuỷ sản năm 2017 và Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, ngày 8/3/2019, của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản; qua đó nhận thức của ngư dân được nâng lên. Bên cạnh đó, địa phương cũng phối hợp rà soát, xác định các chủ tàu, tàu cá có khả năng cao vi phạm khai thác IUU để có biện pháp tuyên truyền, vận động, quản lý, phòng ngừa sớm; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm”.

Có thể nói, những quy định với mức xử phạt rất nặng giúp giảm thiểu tình trạng ngư dân cố tình vi phạm cũng như nâng cao ý thức về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Ông Lý Văn Thừa, chủ tàu khai thác cá chét tại cửa Rạch Gốc, cho biết: “Thời gian gần đây, Nhà nước đã có nhiều quy định cụ thể hơn trong khai thác và đánh bắt, qua đó tình trạng khai thác không đúng quy định đã giảm đáng kể. Có những mức phạt lên đến vài trăm triệu đồng đối với hành vi chủ tàu cá sử dụng tàu cá có chiều dài từ 15-24 m không giấy phép khai thác thuỷ sản hoặc giấy phép khai thác thuỷ sản đã hết hạn khai thác thuỷ sản trong vùng biển Việt Nam; không trang bị thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15-24 m. Đây là những mức phạt rất nặng nếu vi phạm chủ tàu có thể phá sản nên họ sợ, không dám làm liều”.

Theo thống kê của ngành chức năng, tình hình tàu cá của tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài đã giảm, từ đầu năm đến nay chưa ghi nhận tàu cá Cà Mau bị nước ngoài bắt giữ. Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình từng bước đi vào nền nếp. Hiện, có hơn 1.200 tàu cá thuộc diện bắt buộc đã tiến hành lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

Với quyết tâm lớn, Cà Mau đã thực thiện đồng bộ nhiều giải pháp trong thực hiện chống khai thác bất hợp pháp. Đặc biệt, 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang cũng đã thông qua kế hoạch phối hợp, tổ chức thực hiện tuần tra chung. Đây là bước tiến lớn của 2 tỉnh giáp ranh có lượng tàu khai thác hải sản lớn trong khu vực. Theo kế hoạch, lực lượng chức năng của 2 địa phương có thể phối hợp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, từng bước tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị, Nhân dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện công tác phòng, chống khai thác IUU. Rà soát kế hoạch hành động ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tỉnh Cà Mau đến năm 2025.

Đồng thời, kịp thời tham mưu đề xuất cấp thẩm quyền biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp và xử lý nghiêm các trường hợp thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý gây ảnh hưởng đến công tác chống khai thác bất hợp pháp.

Có thể nói, việc xác định gỡ “thẻ vàng” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà tỉnh Cà Mau đã triển khai thực hiện, qua đó tiến tới việc xây dựng nghề cá phát triển bền vững và có trách nhiệm.

Ban Bí thư chỉ định ông Lê Quân giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Ban Bí thư chỉ định ông Lê Quân giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau

Theo quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ông Lê Quân - Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ...

Tục thờ linh vật tại đền, chùa ở Cà Mau Tục thờ linh vật tại đền, chùa ở Cà Mau

Tại Cà Mau, chuyện thờ tự linh vật tại các chùa chiền phản ánh tiến trình khai hoang mở cõi, mang đậm dấu ấn về ...

Vẻ đẹp hoang sơ của Hòn Chuối Vẻ đẹp hoang sơ của Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây. Diện ...

Đặng Duẩn

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ca-mau-phat-trien-nghe-ca-ben-vung-co-trach-nhiem-118182.html

In bài viết