Cục Điện ảnh và người dân Việt Nam phản đối phim có đường lưỡi bò chiếu trên Netflix

18:40 | 25/08/2020

Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) cho biết, Cục điện ảnh cũng như người dân Việt Nam phản đối bộ phim có hình ảnh đường lưỡi bò đang chiếu trên Netflix.
Philippines: Chủ quyền Philippines: Chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần hết Biển Đông là “bịa đặt”

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana khẳng định yêu sách chủ quyền "đường lưỡi bò" của Trung Quốc nuốt trọn gần hết Biển Đông ...

Yêu cầu Công ty Thâm Việt (Trung Quốc) phá bỏ mô hình giống Yêu cầu Công ty Thâm Việt (Trung Quốc) phá bỏ mô hình giống "đường lưỡi bò" trong khuôn viên nhà điều hành

Trưởng Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng, cho biết quá trình kiểm tra công trình xây dựng vi phạm pháp luật tại khu công nghiệp An ...

Nữ hoạ sỹ tố Đại sứ quán Trung Quốc cố tình thêm Nữ hoạ sỹ tố Đại sứ quán Trung Quốc cố tình thêm "đường lưỡi bò" phi pháp vào bức tranh cổ động

Họa sĩ Aurora Cantone, người thực hiện bức vẽ bản đồ Ý cho biết cô không hề có ý định xúc phạm chủ quyền Việt ...

Như Thanh Niên đã phản ánh, trong tập 9 của bộ phim Put your head on my shoulder (Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta) được chiếu trên Netflix có xuất hiện hình ảnh đường lưỡi bò.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết, bộ phim chiếu trên mạng, vì thế Cục Điện ảnh không duyệt nội dung của bộ phim này.

Tuy nhiên, khi nhìn thấy hình ảnh này, ông Vi Kiến Thành nói: “Cục Điện ảnh cũng như người dân phản đối bộ phim này”. Cụ thể, hình ảnh đường lưỡi bò xuất hiện tại giây 34:44 của bộ phim kể trên: khi đang diễn ra bữa tiệc sinh nhật của nhân vật nữ, bất chợt cô gái này nhìn lên tivi đang chiếu bản tin thời tiết có hình ảnh đường lưỡi bò.

Hình ảnh này đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

duong-luoi-bo

Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta là bộ phim truyền hình chiếu mạng của Trung Quốc, ra mắt tháng 4.2019. Hiện tại, một số website chiếu phim lậu tại Việt Nam cũng phát sóng bộ phim này.

Qua phản ánh của Thanh Niên, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin -Truyền thông) đã tiếp nhận, và cho biết cơ quan quản lý sẽ có những yêu cầu với Netflix về việc cung cấp thông tin; có những biện pháp xử lý.

Đây không phải là lần đầu tiên, Netflix chiếu phim có hình ảnh, nội dung không xuyên tạc. Trước đó, vào tháng 5.2020, khán giả cũng đã phát hiện bộ phim Madam Secretary do CBS sản xuất được phát trên Netflix sử dụng những thước phim quay ở Việt Nam nhưng chú thích địa danh Trung Quốc.

Cụ thể, hình ảnh phố cổ Hội An đã xuất hiện trong một cảnh phim ở tập 4, mùa 1 của Madam Secretary. Tuy nhiên, thay vì chú thích đúng địa điểm nổi tiếng này, nhà sản xuất bộ phim lại chú thích là “Fuling, China” (Phù Lăng, Trung Quốc).

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử từng gửi Công văn số 1330/BTTTT-PTTH&TTDT gửi Công ty Netflx yêu cầu tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam khi cung cấp dịch vụ truyền hình tại Việt Nam.

Trong công văn, Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử dẫn một số ví dụ cụ thể các nội dung trên Netflix cung cấp đến người dùng Việt Nam cho thấy một số vấn đề như: nội dung xuyên tạc về chủ quyền Việt Nam (phim điện ảnh Madam Secretary (đã biến địa danh của Việt Nam Hội An thành địa danh ở Trung Quốc - PV); nội dung xuyên tạc lịch sử (phim tài liệu Vietnam War); nội dung mô tả hình ảnh bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm (phim điện ảnh, phim truyền hình Polar, After Porn End, 365 Days).

Cục này đã yêu cầu Công ty Netflix chấm dứt hoạt động chuyển ngữ tiếng Việt, gỡ bỏ các nội dung xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc chủ quyền, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam trên kho nội dung đang cung cấp đến người dùng Việt Nam.

Hiện tại, Netflix không có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Hệ thống thiết bị cung cấp nội dung qua mạng internet xuyên biên giới vào Việt Nam.

Theo thông tin từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, tại Việt Nam đang xuất hiện nhiều dịch vụ truyền hình xuyên biên giới có thu tiền thuê bao định kỳ, như: WeTV (Trung Quốc), IQIYI (Trung Quốc), Iflix (Malaysia), Netflix (Mỹ)...

Điểm chung của nội dung trên các dịch vụ truyền hình xuyên biên giới này là đều đang được cung cấp trên quan điểm, nhận thức của các doanh nghiệp nước ngoài, không được biên tập phù hợp truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; trái quan điểm chính trị; chuyển ngữ tiếng Việt, sử dụng từ ngữ thô tục, phá hoại tính trong sáng của tiếng Việt; chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Bộ Thông tin - Truyền thông đang hoàn thiện hành lang pháp lý để ngăn chặn hiệu quả các nội dung trái pháp luật tại các kênh truyền hình như trên.

Xe Volkswagen có Xe Volkswagen có "đường lưỡi bò" được "mượn" từ Trung Quốc?

Chia sẻ về việc xe Volkswagen Touareg trưng bày tại triển lãm Vietnam Motor Show 2019 có bản đồ định vị "đường lưỡi bò", Tổng Giám ...

Phát hành phim có Phát hành phim có "đường lưỡi bò", CGV Việt Nam bị phạt 170 triệu đồng

Chiều 28/10, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản chính thức về việc xử lý tập thể, cá nhân có liên ...

Tổng cục Du lịch yêu cầu Saigontourist giải trình ấn phẩm có Tổng cục Du lịch yêu cầu Saigontourist giải trình ấn phẩm có "đường lưỡi bò"

Trước đó, Saigontourist bị Thanh tra sở Thông tin và Truyền thông TP HCM xử phạt 50 triệu đồng vì sai phạm khi sử dụng ấn phẩm ...

An An

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/cuc-dien-anh-va-nguoi-dan-viet-nam-phan-doi-phim-co-duong-luoi-bo-chieu-tren-netflix-116436.html

In bài viết