Bạo hành trẻ em gia tăng tại nhiều nước trong thời kỳ đại dịch COVID-19

15:04 | 22/08/2020

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, vấn đề bạo lực đối trẻ em vốn đã tồn tại trước đó đã trở nên càng trầm trọng hơn.
Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài cần chủ động báo cáo thông tin, dự báo tình hình của địa bàn hoạt động Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài cần chủ động báo cáo thông tin, dự báo tình hình của địa bàn hoạt động

Ngày 5/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Hoàng Bình Quân đã có buổi gặp mặt làm việc với các ...

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Theo thống kê của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), thế giới hiện có 4,1 tỉ người sử dụng Internet, trong đó 1/3 là ...

Trẻ em tại hơn 100 nước đối mặt với nguy cơ dễ bị ngược đãi và bạo hành

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), dịch bệnh COVID-19 làm gián đoạn các hoạt động phòng, chống bạo hành tại gia đình đã đẩy trẻ em tại hơn 100 nước đối mặt với nguy cơ dễ bị ngược đãi và bạo hành.

Tại 104 nước (với khoảng 1,8 tỷ trẻ em) trong tổng số 136 nước tham gia khảo sát đã ghi nhận tình trạng gián đoạn hoặc ngừng các dịch vụ, trong đó có quản lý, đến thăm trẻ em và phụ nữ có nguy cơ bị bạo hành.

Việc các nước đều áp dụng những biện pháp phong tỏa nhằm khống chế đại dịch COVID-19 lây lan cũng đã ảnh hưởng tới các chương trình phòng chống bạo hành gia đình, cản trở trẻ em tiếp cận các cơ quan bảo trợ và dịch vụ tư vấn.

4436 5
Bạo hành trẻ em gia tăng tại nhiều nước trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Ảnh minh họa

Ngoài ra, khoảng 67% số nước tham gia khảo sát ghi nhận ít nhất 1 dịch vụ bảo trợ và chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có Nam Phi, Malaysia, Nigeria và Pakistan. Nam Á, Đông Âu và Trung Á là những khu vực có nhiều nước bị gián đoạn dịch vụ bảo trợ trẻ em nhất. Quản lý hồ sơ và thăm khám tại nhà cho trẻ em, phụ nữ có nguy cơ bị lạm dụng là một trong những dịch vụ thường bị gián đoạn nhất.

Khoảng 2/3 số quốc gia bị gián đoạn báo cáo rằng, ít nhất một loại hình dịch vụ đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2/3 số quốc gia cho biết các biện pháp giảm thiểu đã được thực hiện.

Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore cho biết, việc đóng cửa các trường học và các biện pháp hạn chế đi lại đã làm tăng thời gian trẻ em phải ở nhà với những đối tượng bạo hành.

Trong khi đó, đại dịch đang khiến nỗ lực bảo trợ trẻ em gặp khó khăn hơn, cũng như đẩy những người làm công tác bảo trợ xã hội đứng trước rủi ro có thể lây nhiễm bệnh. Hậu quả của việc gián đoạn hoặc ngưng trệ các dịch vụ bảo trợ khiến trẻ em trở thành những đối tượng bơ vơ, không biết nương tựa vào đâu.

Giám đốc chính sách châu Phi của tổ chức Save the Children Eric Hazard cho biết trẻ em không được đến trường cũng có nguy cơ cao bị bóc lột sức lao động, bị lạm dụng, đặc biệt trẻ em gái thường nhiều khả năng không bao giờ được quay lại trường.

Khi áp lực đè nặng lên các gia đình có thu nhập thấp, trẻ em có thể buộc phải làm việc để tăng thu nhập gia đình hoặc là nạn nhân của nạn tảo hôn.

Bên cạnh đó, việc trường học đóng cửa kéo dài cũng phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh. Ngày càng có nhiều trẻ em nhận thức được tình trạng khẩn cấp về sức khỏe và tìm kiếm sự hỗ trợ.

Tăng cường đường dây trợ giúp trẻ em

Để giải quyết thực trạng này, UNICEF đang hỗ trợ các chính phủ và các tổ chức đối tác điều chỉnh, duy trì các dịch vụ phòng chống trẻ em bị bạo hành trong đại dịch.

Đơn cử tại Bangladesh, UNICEF đã cung cấp những vật dụng bảo hộ cá nhân như khẩu trang, nước sát khuẩn tay, bảo vệ mắt cho nhân viên bảo trợ xã hội để có thể giúp đỡ trẻ em sống trên đường phố, trong các khu ổ chuột cũng như tại các khu vực bị ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu. Công tác tuyển dụng và đào tạo thêm các nhân viên làm dịch vụ tư vấn cho trẻ em cũng được ưu tiên.

Tại Ấn Độ, UNICEF đang làm việc với Childline - được chính phủ Ấn Độ tuyên bố là dịch vụ khẩn cấp để xử lý một số hậu quả trước mắt và lâu dài của COVID-19 liên quan đến bạo lực trẻ em.

Dịch vụ này đã nhận được 46.000 cuộc gọi trong 21 ngày, từ 20/3 đến 10/4. Gần 10.000 cuộc gọi trong số này là các trường hợp cần nhân viên Childline tiếp cận hỗ trợ, nhất là cần được bảo vệ khỏi lạm dụng và bóc lột.

Bà Henrietta Fore nhấn mạnh, trong thời kỳ khủng hoảng do COVID-19 gây ra, các chính phủ phải có các biện pháp tức thời và lâu dài để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, bao gồm chỉ định và đầu tư vào các nhân viên dịch vụ xã hội, tăng cường đường dây trợ giúp trẻ em và cung cấp các nguồn lực tích cực trong việc nuôi dạy con cái.

Tình nguyện “gieo mầm hạnh phúc” cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng Tình nguyện “gieo mầm hạnh phúc” cho trẻ em dân tộc thiểu số tại Lâm Đồng

Trong những năm gần đây, cuộc sống của bà con nhân dân tại các nơi vùng sâu vùng xa của tỉnh Lâm Đồng vẫn còn ...

RIC giúp giảm thiểu, ngăn chặn bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình RIC giúp giảm thiểu, ngăn chặn bất bình đẳng giới, bạo lực gia đình và xâm hại trẻ em vùng dân tộc thiểu số tại tỉnh Hòa Bình

Mới đây, Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) đã tổ chức chức hội nghị xây dựng cơ chế hợp tác và kế ...

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/bao-hanh-tre-em-gia-tang-tai-nhieu-nuoc-trong-thoi-ky-dai-dich-covid-19-116053.html

In bài viết