Việt Nam đã khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa từ nhiều thế kỷ trước

23:00 | 19/08/2020

Chiều ngày 18/8/2020, Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội thảo khoa học “Quá trình xác lập chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” với sự tham gia nhiều chuyên gia về Sử học và Pháp lý qua hình thức online (trực tuyến).
Tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam Tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam

Tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở cụm đảo Sinh Tồn (Trường Sa của Việt Nam), đảo Cây, đảo san hô Quang Hòa, ...

Tác phẩm Tác phẩm "Đảo Trường Sa Lớn" được ĐSQ Việt Nam tại Mỹ chọn trưng bày vô thời hạn

Tác phẩm này đã được thiết kế thành banner với kích thước lớn và được trưng bày vô thời hạn trong các sự kiện ngoại ...

Rộ tin Trung Quốc ngang nhiên điều chiến đấu cơ đến Trường Sa của Việt Nam Rộ tin Trung Quốc ngang nhiên điều chiến đấu cơ đến Trường Sa của Việt Nam

Trung Quốc điều tàu chiến và cho chiến đấu cơ thực hiện chuyến bay dài đến hai thực thể nước này chiếm đóng phi pháp ...

Các tham luận của các nhà khoa học được chia làm 3 nội dung chính: quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1945; quá trình thực thi và đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Nhà nước Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1945 đến nay; đấu tranh Pháp lý bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Khẳng định chủ quyền từ đầu thế kỷ 17

Đề dẫn mở đầu Hội thảo, PGS.TS Đỗ Bang - Phó Chủ tịch Hội KHLS Việt Nam, Chủ tịch Hội KHLS tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: “Qua tư liệu đã công bố cho thấy, chính quyền chúa Nguyễn và Tây Sơn là chủ sở hữu liên tục, duy nhất đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Trung Quốc, Hà Lan và nhiều nước trên thế giới thừa nhận, một di sản lịch sử vô giá trong cuộc đấu tranh chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay”.

4113 117727435 1624139761099973 1623562867986754089 n
Các học giả tham dự Hội thảo

Qua các nguồn tư liệu đáng tin cậy của Nhà nước và quốc tế, trên cơ sở vận dụng luật pháp quốc tế về nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được thế giới cam kết, thừa nhận, riêng thời gian quản lý của chính quyền Trung ương và địa phương của tỉnh Thừa Thiên Huế đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã là 335 năm. Kể từ năm 1626 thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên lập phủ Phước Yên, đến vương triều Tây Sơn, vương triều Nguyễn, rồi chính quyền tỉnh Thừa Thiên dưới hai chính quyền Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa cho đến năm 1961, quần đảo Hoàng Sa được chuyển giao cho tỉnh Quảng Nam quản lý.

Từ điển, Bách khoa toàn thư nhiều nước thừa nhận

ThS. Nguyễn Quang Trung Tiến đã công phu khảo cứu một số sách Từ điển, Bách khoa toàn thư phổ biến của thế giới, đã từng góp một kênh thông tin quan trọng trong kho tàng tri thức toàn cầu trong hai thế kỷ qua. ThS Nguyễn Quang Trung Tiến khẳng định: “Việc hàng chục cuốn từ điển, bách khoa toàn thư ở thế kỷ XIX được xuất bản từ các quốc gia Anh, Pháp, Hoa Kỳ và còn của nhiều nước khác đã đưa thông tin về Hoàng Sa và gắn chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này vào trong hệ thống sách tra cứu tri thức mang tầm vóc quốc tế. Đồng thời, có tính phổ biến trên toàn thế giới, thì đó là những minh chứng lịch sử hết sức thuyết phục để khẳng định việc chiếm hữu hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế biết đến, thừa nhận hay công nhận một cách rộng rãi, khách quan trong quá khứ, trở thành tri thức chung của thế giới ngay ở thế kỷ XIX”.

4130 ynh 1

Bản đồ Việt Nam do người phương Tây vẽ năm 1749. Hoàng Sa và Trường Sa mang tên chung là Paracel thuộc Đàng Trong

“Những nội dung của các công trình địa lý thế giới xuất bản tại các nước Ý, Đức, Bohemia, Bỉ ở thế kỷ XIX sẽ khơi chảy thêm nguồn tư liệu quý giá dùng làm chứng lý quốc tế phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia”, ThS Nguyễn Quang Trung Tiến nhấn mạnh.

GS-TS Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Viện Nghiên cứu khoa học Biển và hải đảo, khẳng định từ lâu nhà nước Việt Nam đã khai phá, chiếm hữu thật sự, công khai và liên tục vùng đảo Hoàng Sa và vùng đảo Trường Sa khi mà các quần (vùng) đảo này chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào. “Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Suốt trong gần một thế kỷ, nước Pháp đã thực sự đại diện cho Việt Nam trong việc tiếp nối và kế thừa tiến trình lịch sử thực hiện thật sự và liên tục chủ quyền của Việt Nam đối với 2 vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông nói.

Vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa Vị trí quan trọng về giao thông hàng hải và quốc phòng của Hoàng Sa, Trường Sa

Với diện tích rộng, độ sâu lý tưởng, vị trí chiến lược hiểm yếu và nguồn tài nguyên phong phú, Biển Đông có giá trị ...

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế bởi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong ...

'Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa' - bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa

"Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" được cư dân huyện đảo Lý Sơn tổ chức vào 16/3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công ...

Tuấn Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/viet-nam-da-khang-dinh-chu-quyen-voi-hoang-sa-truong-sa-tu-nhieu-the-ky-truoc-115872.html

In bài viết