Thánh Đường Hồi Giáo Mubarak – Điểm đến ấn tượng của An Giang

16:33 | 10/08/2020

Với cộng đồng người Chăm theo đạo Hồi lớn, An Giang có rất nhiều thánh đường và tiểu thánh đường; nổi bật nhất trong số đó là thánh đường Mubarak được công nhận là di sản quốc gia.
Hội hữu nghị Việt - Nga tỉnh Bắc Giang kết nạp thêm 3 thành viên mới Hội hữu nghị Việt - Nga tỉnh Bắc Giang kết nạp thêm 3 thành viên mới

Ngày 19/7/2020, tại thành phố Bắc Giang, Hội Hữu nghị Việt-Nga tỉnh Bắc Giang đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng ...

Cơ hội chiêm ngưỡng 32 tác phẩm búp bê truyền thống Nhật Bản tại Hà Nội Cơ hội chiêm ngưỡng 32 tác phẩm búp bê truyền thống Nhật Bản tại Hà Nội

Sáng 11/7 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam diễn ra triển lãm “Búp bê truyền thống Nhật Bản”. Đây ...

Nằm bên bờ sông Hậu, thánh đường Mubarak (xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) là trung tâm sinh hoạt văn hóa của người dân và là một trong những công trình kiến trúc mang nét đặc thù của đồng bào Chăm.

Theo báo Hà Nội mới, Người Chăm ở An Giang theo đạo Hồi, thờ thánh Ala nên xung quanh khu vực sinh sống thường có thánh đường. Mubarak là một trong những thánh đường đẹp nhất ở An Giang, được xây dựng từ năm 1750 bằng gỗ lợp lá. Đến nay, thánh đường này đã trải qua 5 lần trùng tu, sửa chữa. Lần xây dựng gần nhất vào năm 1965, theo phong cách kiến trúc thánh đường ở các nước Trung Đông, do kiến trúc sư người Ấn Độ Mohamed Amin thiết kế.

Nhìn từ xa, thánh đường Mubarak giống như các đền thờ cổ Ba Tư, Ấn Độ. Từ ngoài nhìn vào là cổng chính hình vòng cung hoành tráng, tiếp đó là khoảng sân rộng rồi đến tòa thánh đường chính. Trên nóc, phía trước có tháp lớn 2 tầng, nóc tháp hình bầu dục. Trong tháp là biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao.

0111 8
Thánh Đường Hồi Giáo Mubarak – Điểm đến ấn tượng của An Giang. Ảnh: Thamhiemmekong

Bốn góc có bốn tháp nhỏ, giữa có hai tháp bầu tròn. Các vòm cửa chính có hình vòng cung nhọn đầu. Hai bên hông có 12 vòm hình vòng cung bọc quanh hành lang. Bên trong thánh đường không có tượng hay hình ảnh như các nhà thờ Thiên chúa giáo.

Hằng năm, tại thánh đường Mubarak diễn ra nhiều hoạt động đáng chú ý như: Lễ Maulid kỷ niệm ngày sinh của giáo chủ Nabi Muhammad - người khai sáng đạo Hồi vào ngày 12 tháng 3 (Hồi lịch); lễ Roja Haji - lễ hành hương đến thánh địa Mecca vào ngày 10 tháng 12 (Hồi lịch); Tết của người Chăm vào ngày 1 tháng 10 (Hồi lịch) nối liền với lễ Ramadan, còn gọi là tháng ăn chay, kéo dài từ ngày 1 đến 30 tháng 9 (Hồi lịch). Trong những dịp lễ này, đông đảo người Chăm tề tựu về thánh đường Mubarak để hành lễ theo nghi thức của đạo Hồi.

Với những nét kiến trúc nghệ thuật độc đáo, mang đậm màu sắc tôn giáo của người Chăm và những lễ hội truyền thống mang tính đặc trưng của đạo Hồi mà thánh đường Mubarak đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là kiến trúc nghệ thuật vào ngày 5/12/1989.

0052 1
Cổng đi vào thánh đường. Ảnh: Thamhiemmekong
0421 0
Thánh đường theo phong cách các kiểu thánh đường ở các nước Trung Đông. Ảnh: Thamhiemmekong
0059 4
Hình trăng lưỡi liềm và ngôi sao tượng trưng cho đạo Hồi giáo. Ảnh: Thamhiemmekong
0102 6
Thánh đường Mubarak đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Ảnh: Thamhiemmekong
0107 7
Kiến trúc đậm Hồi Giáo và văn hóa của người Chăm Nam Bộ. Ảnh: Thamhiemmekong
0056 2
Hành lang. Ảnh: Thamhiemmekong
Chiêm ngưỡng những đài phun nước nổi tiếng thế giới Chiêm ngưỡng những đài phun nước nổi tiếng thế giới

Không chỉ là công trình kiến trúc đồ sộ, những đài phun nước còn được xem là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn nhân ...

Chiêm ngưỡng kiệt tác hội họa trăm năm tại triển lãm số “Hình ảnh và khoảng cách” Chiêm ngưỡng kiệt tác hội họa trăm năm tại triển lãm số “Hình ảnh và khoảng cách”

Từ 31/5, công chúng sẽ được chiêm ngưỡng 16 kiệt tác của 2 danh họa nổi tiếng thế giới Gustav Klimt và Egon Schiele dưới ...

Khang Anh

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/thanh-duong-hoi-giao-mubarak-diem-den-an-tuong-cua-an-giang-114838.html

In bài viết