Những ý kiến quý báu đóng góp vào dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam

14:55 | 10/07/2020

Trong khuôn khổ Hội nghị tọa đàm về Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN), diễn ra tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, nhiều chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu đến từ các bộ, ngành, địa phương đã có những ý kiến đóng góp quý báu vào Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam. 
Phổ biến kiến thức pháp luật lồng ghép học nghề tại Trại tạm giam tỉnh Điện Biên Phổ biến kiến thức pháp luật lồng ghép học nghề tại Trại tạm giam tỉnh Điện Biên
Lính Biên phòng căng mình giữa nắng nóng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 Lính Biên phòng căng mình giữa nắng nóng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19
Những ý kiến quý báu đóng góp vào dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam

Đại tá - Phó giáo sư Trần Ngọc Đức, Trường Đại học Cảnh sát nhân dân:

Những năm qua, BĐBP đã và đang áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp công tác Biên phòng trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.

Tuy nhiên, cho đến nay, những vấn đề này vẫn chưa được quy định trong Luật Biên giới quốc gia, Pháp Lệnh BĐBP và các văn bản pháp luật liên quan. Từ đó, dẫn đến việc chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý để các cơ quan, lực lượng chức năng và nhất là BĐBP tổ chức thực thi nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới lãnh thổ.

Tình hình trên đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, đòi hỏi Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân nói chung, trong đó BĐBP nói riêng phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu mạnh mẽ, quyết liệt hơn để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, vùng biển, vùng trời Tổ quốc. Như vậy, việc ban hành Luật BPVN là hết sức cần thiết, kể cả về phương diện lý luận và thực tiễn.

Những ý kiến quý báu đóng góp vào dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam

Ông Hoàng Đức Thắng, Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Trị:

Không phải chỉ vì yêu quý BĐBP mà tôi và các đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Trị thống nhất cao về việc cần thiết xây dựng Luật BPVN, mà nó xuất phát từ yêu cầu tất yếu khách quan, từ nhận thức đầy đủ hơn về sự nghiệp Biên phòng toàn dân cũng như cơ sở pháp lý và thực tiễn để ban hành luật như Tờ trình của chính phủ.

Tên gọi "Luật BPVN" là phù hợp vì Luật BPVN là thể chế chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới. Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị đã xác định “Sớm ban hành luật BPVN”. Đồng thời, tên gọi "Luật BPVN" sẽ khắc phục được về phạm vi hẹp mà Pháp lệnh BĐBP mới chủ yếu điều chỉnh cho lực lượng BĐBP; không để nhầm lẫn đây là Luật Bộ đội BPVN và logic với thuật ngữ "Biên phòng", với nhiệm vụ Biên phòng và nhiều nội dung được thiết kế trong dự án Luật BPVN.

Bên cạnh đó, trong hệ thống pháp luật hiện nay, có một số luật như Luật Biển Việt Nam; Luật Hàng Hải Việt Nam; Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; Luật Cảnh sát biển Việt Nam... đều gắn với cụm từ "Việt Nam". Đây là những luật mà nội dung điều chỉnh những vấn đề, lĩnh vực, phạm vi liên quan trực tiếp đến các quan hệ quốc tế, cần thể hiện rõ chủ quyền, chủ thể nhà nước Việt Nam. Biên phòng và hoạt động Biên phòng liên quan trực tiếp đến chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia nên cũng cần thể hiện rõ chủ quyền, chủ thể và cao hơn nữa là quốc thể Việt Nam ngay trong tên gọi của luật là cần thiết. Vì vậy, tên gọi Luật BPVN là hoàn toàn phù hợp.

Thiếu tướng Lê Thái Ngọc, nguyên Phó Tư lệnh BĐBP:

Những ý kiến quý báu đóng góp vào dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam

Dự thảo Luật BPVN có tính thống nhất trong hệ thống pháp luật. Đã tách bạch, rõ ràng khi đề cập đến nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của các lực lượng cùng thực thi nhiệm vụ trên biên giới, khu vực biên giới. Không xảy ra tình trạng dẫm chân, chồng chéo hay bỏ trống nhiệm vụ trên biên giới...

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, xã hội xây dựng khu vực biên giới ngày càng vững mạnh; chú trọng nâng cao sức chiến đấu của BĐBP. Đã hoạch định, ký kết các hiệp định về biên giới, cửa khẩu trên đất liền với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Biên giới tiếp giáp với các nước cơ bản hòa bình và ổn định. Tuy nhiên, tình hình biên giới, khu vực biên giới vẫn tiềm ẩn và tồn tại nhiều phức tạp.

Mặt khác, do yêu cầu đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới và bảo vệ biên giới cho đất nước mở cửa, hội nhập và phát triển, thì việc xây dựng và thông qua Luật BPVN sẽ đồng bộ hóa các hoạt động của đất nước theo Hiến pháp và pháp luật; đồng thời là một công cụ pháp lý quan trọng để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới; tạo thế trận biên phòng toàn dân vững chắc, tạo thế và lực mới cho lực lượng chuyên trách thực thi nhiệm vụ của mình; thúc đẩy hiệu quả xây dựng khu vực biên giới, nâng cao đời sống cho đồng bào biên giới tiến kịp với cả nước. Luật BPVN ra đời là mong mỏi của hàng vạn cán bộ, chiến sỹ và hơn 9,5 triệu đồng bào trên khu vực biên giới.

Những ý kiến quý báu đóng góp vào dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam

Bà Châu Quỳnh Dao, Đại biểu Quốc hội, Hiệu trưởng Trường Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang:

Tôi hoàn toàn thống nhất tên gọi “Luật BPVN”. Vì "Biên phòng" là tổng thể các biện pháp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Đã thể hiện quan điểm, chủ trương huy động cả hệ thống chính trị để bảo vệ biên giới, lãnh thổ quốc gia toàn vẹn.

Bản thân tôi rất băn khoăn, trong hơn 60 năm qua, vai trò của BĐBP rất rõ nét, rất to lớn, BĐBP có mặt hầu hết ở các mặt trận. Không chỉ bảo vệ an ninh biên giới mà còn tham mưu chính quyền địa phương, giúp người dân định hướng kinh tế, tuyên truyền chính sách pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong bối cảnh ở biên giới luôn phải tiếp cận, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma túy, buôn lậu ngày càng manh động như hiện nay, BĐBP đối mặt với rất nhiều hiểm nguy. Tuy nhiên, thực tế thì chính sách dành cho BĐBP còn nhiều bất cập. Từ thực tiễn của BĐBP Kiên Giang, theo tôi, cần bổ sung vào dự thảo chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ Biên phòng, để bản thân và gia đình cán bộ Biên phòng yên tâm công tác.

Về Dự thảo Luật BPVN, bố cục gồm: 7 chương, 33 điều, ngắn gọn, đọc dễ nhớ, dễ hiểu. Việc ban hành Luật BPVN là cần thiết, nhưng chúng ta cũng nên bàn thảo kỹ về các quy định, nhiệm vụ, để tránh chồng chéo, nhất là đối với các hoạt động thực thi pháp luật trên biên giới, vùng biển.

Luật Biên phòng góp phần nâng cao vị thế của Bộ đội biên phòng Luật Biên phòng góp phần nâng cao vị thế của Bộ đội biên phòng

Ngày 16/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự án Luật Biên phòng, bên hành lang Quốc hội, Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, đại biểu ...

Biên phòng Điện Biên tặng vật tư y tế chống COVID-19 cho biên phòng Phong Sa Ly, Lào Biên phòng Điện Biên tặng vật tư y tế chống COVID-19 cho biên phòng Phong Sa Ly, Lào

Bộ đội biên phòng Mường Pồn, Điện Biên đã tặng cho Đại đội biên phòng 116, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Phong Sa Ly, Lào ...

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam

“Việt Nam đã nêu quan điểm về những ảnh hưởng tiêu cực do hoạt động vi phạm của nhóm tàu Hải Dương 8 đối với ...

Đ.B

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/nhung-y-kien-quy-bau-dong-gop-vao-du-thao-luat-bien-phong-viet-nam-112152.html

In bài viết