Ông Nguyễn Sỹ Cương: Đại biểu phải nghe bằng cả “hai tai”  

09:27 | 18/06/2020

Trong buổi tranh luận gay gắt về uy tín ngành tư pháp tại Quốc hội hôm 15/6 vừa qua, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương đưa ra ý kiến thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận là làm thế nào để có cơ chế thông tin chính thống cho Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) để trên cơ sở đó các đại biểu đưa ra nhận định của mình. Tạp chí Thời Đại đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Sỹ Cương xoay quanh vấn đề trên.
dich vu doi no thue se bi cam cua Dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị "cấm cửa"
co gi moi trong luat doanh nghiep sua doi vua duoc quoc hoi thong qua Có gì mới trong Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua?
ong nguyen sy cuong dai bieu phai nghe bang ca hai tai
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương

- Xin ông cho biết hiện nay các ĐBQH đang tiếp nhận thông tin qua cơ chế nào?

Hiện nay, Luật Tổ chức Quốc hội không quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin, cũng không có quy định về cơ chế thông tin cho các đại biểu. Luật chỉ quy định các thành viên chính phủ phải có trách nhiệm trả lời khi đại biểu chất vấn hoặc có văn bản kiến nghị.

Tại mỗi kỳ họp chỉ có bộ, ngành thường có một báo cáo chung theo quy định và có thể có thêm báo cáo cho ĐBQH về một số vấn đề lớn mà họ cho rằng có thể các ĐBQH quan tâm, hoặc sẽ có ý kiến, trong khi một số ĐBQH thì lại cần nhưng thông tin cụ thể.

Nói chung, các ĐBQH dù chuyên trách hay không chuyên trách đều rất “đói thông tin”. Rất nhiều thông tin mà ĐBQH cần biết thì không có hoặc có những vấn đề được ĐBQH hỏi song việc trả lời của các cơ quan có trách nhiệm cũng không kịp thời.

Ví dụ, đối với ngành tư pháp, những vụ án có khiếu kiện, dư luận có nhiều thắc mắc (như vụ Hồ Duy Hải vừa qua), tôi cho rằng đa số các đại biểu, nhất là những đại biểu không làm trong lĩnh vực tư pháp thì thì không có đủ thông tin để có thể đưa ra nhận định trong khi cơ quan có trách nhiệm thì không chủ động cung cấp.

Trên thực tế, hàng ngày hàng giờ diễn ra rất nhiểu hoạt động của ngành tư pháp, ngày nào cũng có vụ án được đưa ra xét xử, tất nhiên số vụ án có khiếu kiện là rất ít nhưng dù vậy các ĐBQH thì cũng không thể theo dõi hết được vì thời gian chủ yếu dành cho công việc mình có trách nhiệm.

ĐBQH rất “đói thông tin” và có những trường hợp không biết lấy thông tin, tài liệu ở đâu? Đó là khó khăn cho đại biểu khi cần tiếp nhận thông tin, đưa ra nhận định và cho ý kiến ở Quốc hội.

- Theo ông, thế nào là kênh thông tin “chính thống” đối với các ĐBQH?

Đầu tiên, chúng ta phải xác định thông tin chính thống là những thông tin đúng với trách nhiệm, chức năng, quyền hạn của cơ quan. Thông tin chính thống cũng phải có được xác minh một cách hết sức cẩn thận, không chỉ là nội dung có trong báo cáo mà cần có thông tin kèm theo để đảm bảo tính xác thực.

Trên thực tế, không ít lần các bộ, ngành chỉ thông tin theo góc độ nhìn nhận của họ, có thể chỉ nói lướt qua hoặc giảm bớt hạn chế, nhược điểm, nhất là khi cần đảm bảo uy tín của lãnh đạo. Tất cả các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức, thậm chí là cá nhân có bằng chứng, ví dụ cử tri phản ánh việc này, việc kia và có bằng chứng cụ thể thì có thể coi là chính thống.

Những thông tin này ĐBQH hoàn toàn có thể xác minh được, có thể hỏi người trong bộ, ngành đó, hoặc cũng có thể thông qua một cơ quan khác.

ong nguyen sy cuong dai bieu phai nghe bang ca hai tai
Toàn cảnh một phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn)

- Với quy định như hiện nay, trong quá trình tiếp nhận thông tin trên cương vị là ĐBQH, cá nhân ông có gặp khó khăn, vướng mắc nào hay không?

Qua gần 10 năm hoạt động ở Quốc hội, tôi nhận thấy, nếu cần thông tin gì mà không đảm bảo cơ sở chắc chắn thì trước hết phải hỏi bộ, ngành trực tiếp có liên quan, rồi mới có thể thông tin ra bên ngoài.

Bản thân người đưa khiếu kiện đặt ra nhiều vấn đề, nhưng mình luôn luôn phải “nghe bằng cả hai tai”. Thường thì họ chỉ nói những gì có lợi cho họ, “khoét sâu” vào nhược điểm của ngành tư pháp chứ không bao giờ nói tới cái bất lợi cho họ và cơ quan nhà nước nhiều khi cũng vậy. Do vậy để có thể đưa ra chính kiến thì phải lắng nghe, suy xét và thu thập thông tin nhiều chiều.

- Vậy với những kênh thông tin tạm gọi là chưa “chính thống”, ông quan niệm sao về giá trị của nó?

Đối với những nguồn thông tin như điện thoại của cử tri, thậm chí qua tiếp xúc, phát biểu của cử tri, thì ĐBQH phải có sự chắt lọc. Rất nhiều cử tri nghe trên mạng xã hội rồi truyền tin cho nhau, “nghe hơi nồi chõ”, không có xác minh, không kiểm chứng. Đấy là những thông tin ngoài luồng, không thể coi là chính thống.

Tôi nghĩ ĐBQH không phải xa dân, mà không đủ thời gian và không đủ điều kiện để lắng nghe tất cả ý kiến của cử tri. Tuy nhiên, khi tiếp nhận thông tin từ cử tri thì đại biểu phải biết phân biệt đúng – sai. ĐBQH phải phân biệt được cái gì là cơ sở để phát biểu ý kiến một cách chuẩn xác, không võ đoán. Hết sức tránh chuyện thông tin ngoài đời, ngoài xã hội, không đưa ra hội trường thông tin chưa được kiểm chứng.

Các ĐBQH hầu như đều là Đảng viên, cần nghiêm túc tuân thủ quy định về phát ngôn. Mỗi khi chất vấn hoặc yêu cầu cơ quan có chức năng cung cấp thông tin, ít nhất mình phải khẳng định được cốt lõi của vấn đề là gì?

Khi không có thông tin mà lại đi hỏi bộ trưởng, trưởng ngành thì đương nhiên họ sẽ chỉ cung cấp thông tin có lợi cho họ và anh không phản biện được. Rất nhiều người vì không có thông tin nên mới đặt vấn đề chất vấn, nhưng khi nhận được trả lời thì đã chậm, thậm chí chưa chắc có điều kiện quay lại vấn đề đó.

- Yêu cầu quan trọng đối với thông tin cho Quốc hội là phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ và chính thống. Để đáp ứng những đòi hỏi này, xin ông nói rõ hơn đề xuất về cơ chế thông tin đối với các ĐBQH?

Tôi chỉ mong các cơ quan khi tiếp nhận các câu hỏi thì có thông tin kịp thời và chính xác. Ví dụ, khi quan tâm tới một vấn đề, tôi biết chắc bộ ngành này có thông tin thì tôi sẽ chủ động hỏi, các bộ ngành cần trả lời thực chất vấn đề ra sao.

Hay ví dụ có vụ án mà cử tri chuyển đơn cho tôi, dù không liên quan tới địa phương mà tôi ứng cử, nhưng tôi sẽ liên hệ với đoàn ĐBQH ở địa phương đó, nhờ họ tìm hiểu và thông báo lại cho tôi. Khi cơ quan chức năng trả lời thì đại biểu có cơ sở để chuyển ý kiến tới người dân.

Như vậy, khi đưa ra vấn đề trước Quốc hội, dù có thông tin hay không, anh phải hết sức thận trọng. Phải đảm bảo ý kiến nêu ra là thực sự có cơ sở. Việc có có sở hay không, đúng hay sai là thuộc thẩm quyền của cơ quan chức năng.

ĐBQH là đại diện cho nhân dân, có trách nhiệm chuyển ý kiến của người dân đến cơ quan có trách nhiệm, yêu cầu cơ quan đó trả lời để mình hồi đáp cho dân, cho cử tri. Hoặc, đại biểu yêu cầu bộ, ngành có văn bản trả lời cử tri cho rõ. Không thể đưa ra ý kiến một cách chủ quan, lồng vào câu chuyện cử tri nói thế này, người này nói thế kia.

Trên nghị trường, khi một đại biểu đặt vấn đề thì người khác có quyền thanh minh trở lại. Nếu anh đặt vấn đề ra mà không có cơ sở, bị phản biện thì tự bản thân mình sẽ cảm thấy xấu hổ, tự nhận thấy mình chưa làm tròn trách nhiệm của ĐBQH. Nhất là khi đại biểu nói không có cơ sở mà bị phản biện lại, thì niềm tin đối với ĐBQH sẽ bị giảm sút đi rất nhiều.

- Xin cảm ơn ông!

uy ban tu phap quoc hoi kien nghi gi ve vu ho duy hai Ủy ban Tư pháp Quốc hội kiến nghị gì về vụ Hồ Duy Hải?

Ủy ban Tư pháp của Quốc hội sáng nay (16/6) họp phiên toàn thể để tập trung xem xét toàn bộ vụ án Hồ Duy Hải, ...

chanh an nguyen hoa binh ho duy hai nhieu lan nhan toi khong keu oan Chánh án Nguyễn Hoà Bình: Hồ Duy Hải nhiều lần nhận tội, không kêu oan

Liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án Toà án nhân dân (TAND) tối cao Nguyễn Hoà Bình nhấn mạnh: Trong quá trình ...

tuan cuoi ky hop thu 9 quoc hoi thao luan noi dung gi Tuần cuối kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận nội dung gì?

Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, quyết định nhiều dự án luật, các ...

Trọng Sang

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/ong-nguyen-sy-cuong-dai-bieu-phai-nghe-bang-ca-hai-tai-110674.html

In bài viết