Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương mà tăng giá, người lao động “thiệt đơn thiệt kép”

06:24 | 22/05/2020

Liên quan đến việc hoãn điều chỉnh tăng lương từ ngày 1/7/2020, đại biểu Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội cho rằng nên kiềm chế tăng giá các mặt hàng như xăng, điện, nước.
dai bieu quoc hoi khong tang luong ma tang gia nguoi lao dong thiet don thiet kep Đại biểu Quốc hội: "Không thể miễn thị thực một cách vô điều kiện"
dai bieu quoc hoi khong tang luong ma tang gia nguoi lao dong thiet don thiet kep Đề xuất không để xe dưới hầm chung cư của Đại biểu Quốc hội gây chú ý

dai bieu quoc hoi khong tang luong ma tang gia nguoi lao dong thiet don thiet kep

Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi (Ảnh: Hải Quân/Zing)

Trả lời phỏng vấn tờ Zing trước việc Chính phủ hoãn tăng lương cơ sở từ 1/7/2020 cho người lao động để cùng chia sẻ khó khăn với người lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đại biểu Bùi Sỹ Lợi hoàn toàn ủng hộ Đề xuất của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách đặc thù trong tình hình mới.

Nếu tạm hoãn tăng lương vào lúc này tức là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhường bớt phần nào đó để cùng chia sẻ với Nhà nước, với Chính phủ và những người lao động còn khó khăn khác. Đó là ý nghĩa lớn nhất.

Tạm hoãn tăng lương cơ sở sẽ giúp Chính phủ giải quyết khó khăn trước mắt, việc này chắc chắn sẽ có tác động, nhưng nếu thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp thì tác động này không lớn, hoàn toàn trong tầm kiểm soát. Với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nằm ở ngưỡng trên dưới 4% thì không đáng lo. Nhưng nếu chỉ số này tăng cao sẽ tác động đến người lao động.

Chính phủ vừa qua đã có các giải pháp kiềm chế việc tăng giá xăng, giá điện nên cũng góp phầm kiềm chế chỉ số CPI.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội cho rằng, nếu tăng lương cho người lao động mà không kiềm chế được giá các mặt hàng thiết yếu leo thang thì không có ý nghĩa gì.

Chính phủ phải tích cực kiềm chế, điều chỉnh giá xăng, giá điện và giá các mặt hàng tiêu dùng, làm sao để chính sách tạm hoãn tăng lương cơ sở không gây tác động gì tới người lao động.

Nếu vừa không tăng lương cơ sở, vừa để giá tăng thì người lao động sẽ bị “thiệt đơn thiệt kép”, nên nhiệm vụ quan trọng nhất của Chính phủ là phải kiềm chế được tăng giá, không để khoảng cách giữa giá và lương chênh lệch quá lớn.

Trước mắt, đã hoãn tăng lương thì đừng tăng giá, nhất là giá các mặt hàng thiết yếu như giá xăng dầu, giá điện nước…

Thư Kỳ

Đường dẫn bài viết: https://thoidai.com.vn/dai-bieu-quoc-hoi-khong-tang-luong-ma-tang-gia-nguoi-lao-dong-thiet-don-thiet-kep-108914.html

In bài viết